Categories: Tin tức

Động vật đua nhau xâm lấn, chính phủ các nước ‘bó tay’, dân mạng nói: ‘Chỉ thiếu 1 đầu bếp Trung Quốc’

Không thể ngờ những loài động vật tưởng chừng vô hại này lại là những động vật xâm lấn cực kỳ hung dữ khiến chính phủ một số nước đau đầu.

Hàu Đan Mạch: Ngày 24/4 vừa qua, đại sứ quán Đan Mạch tại Trung Quốc viết trên blog: Giống “hàu Thái Bình Dương” ngoại lai sinh trưởng đầy rẫy tại các bờ biển Đan Mạch, đe dọa nghiêm trọng đến loài hàu địa phương. Mỗi mét vuông bờ biển có thể có tới 300 con hàu sinh sống nên người dân địa phương muốn xuống biển tắm cũng phải đi giày mới bước qua được.

Cư dân mạng Trung Quốc đề xuất: Lập tour du lịch ăn hàu đến Đan Mạch và thu mua hàu Thái Bình Dương xuất khẩu sang Trung Quốc.

Thỏ ở Úc: Năm 1859, vì để tạo thêm thú vui khi săn bắn, ông Thomas Austin, một người Anh di cư tới Úc đã quyết định mang đến 24 con thỏ thả vào thiên nhiên. Không ngờ 70 năm sau, hành động mang mục đích giới thiệu giống loài động vật mới này đã khiến Úc có tới 10 tỷ con thỏ.

Người Úc đã phải bỏ mồ hôi công sức để giảm bớt số thỏ trên lãnh thổ quốc gia. Họ xây hàng rào chặn thỏ xâm nhập vào vườn tược cho đến cắn răng tiêu diệt chúng. Sau một thời gian dài “chiến đấu”, cuối cùng số thỏ vẫn còn tới tận hàng trăm triệu con ở thiên nhiên hoang dã. Cho đến tận bây giờ, cứ mỗi năm Úc lại mất đến 100 triệu USD để đối phó với loài thú gặm nhấm mang vẻ ngoài đáng yêu này.

Cư dân mạng Trung Quốc đề xuất: Điều này chắc chắn không thể trở thành thảm họa nếu ở Trung Quốc, mà dẫn đến sự ra đời của một tạp chí “các món ngon chế biến từ thịt thỏ”.

Chó Dingo ở Úc: Chó dingo là một phân loài của sói xám Châu Á hoang dã, được tìm thấy lần đầu tiên trong vùng hẻo lánh nước Úc khoảng 4.000 năm trước. Trải qua quá trình tiến hóa lâu dài hàng nghìn năm với khả năng thích nghi môi trường tốt, kích thước lớn, cùng bản tính hoang dã khó thuần, dingo đã trở thành mối đe dọa lớn đối người và gia súc tại địa phương.

Ngoài săn bắn, chính phủ Úc còn cho xây dựng hàng rào Dingo Fence (bắt đầu từ những năm 1880 và hoàn thành năm 1885) để ngăn lũ chó dingo khỏi phá hoại mùa màng cũng như đàn cừu ở phía nam Queensland. Đây là một trong những công trình hàng rào dài nhất thế giới (5.614 km).

Cư dân mạng Trung Quốc đề xuất: Đóng hộp xuất khẩu thịt chó dingo sang Trung Quốc.

Lợn rừng Mỹ: Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, hơn 5 triệu con lợn rừng đang sống rải rác khắp đất nước. Số lượng của chúng đang tăng nhanh chóng ở nhiều khu vực. AP cũng đưa tin, chúng gây thiệt hại kinh tế cho nước này lên đến 1,5 tỷ USD mỗi năm.

Lợn rừng có thể gây nên nhiều mối họa đối với thiên nhiên, ví dụ như chúng có thể ăn những động vật có nguy cơ tuyệt chủng hay phát tán những loài cỏ xâm lấn. Ngoài ra, lợn rừng có thể truyền hơn 30 loại bệnh cho con người, gia súc và các động vật hoang dã khác. Thói quen đào đất và ăn rễ cây của chúng làm giảm năng suất cây trồng trong nông trại. Những chiếc hố mà lợn rừng tạo ra trên đường có thể gây nên tai nạn giao thông bất ngờ.

Cư dân mạng Trung Quốc tiếp tục đề xuất xuất khẩu thịt lợn rừng sang quốc gia này.

Nạn cá chép châu Á ở Mỹ: Theo Telegraph đưa tin, nhiều người Mỹ coi cá chép là loài quái vật, cơ thể chúng có thể đạt chiều dài tới hơn 100 cm. Chúng sẽ ồ ạt lao khỏi mặt nước khi mỗi khi nghe thấy tiếng động cơ thuyền. Nhiều lúc hàng chục con cá cùng lao vọt lên.

Cá chép châu Á được biết đến là một loài cá thích nghi rất tốt với môi trường mới. Ngoài việc bơi khỏe và tránh lưới rất tốt, chúng còn là loài ăn tạp, có thể ăn lượng thức ăn lên đến 40% trọng lượng cơ thể. Chúng đã tiêu diệt nhiều giống cá địa phương trên đường di chuyển, phá hủy hệ sinh thái nơi chúng sống.

Để phòng ngừa cuộc tấn công của loài cá chép châu Á, Trạm Khảo sát lịch sử tự nhiên Illinois bọc lưới xung quanh bánh lái và hệ thống điều khiển của các tàu nghiên cứu. Tuy nhiên, giới chức Mỹ vẫn chưa tìm được giải pháp nào khả thi nhằm ngăn chặn sự xâm lấn của cá chép châu Á.

Ếch ương beo: Theo nhà sinh học Cecil Schwalbe thuộc ĐH Arizona (Mỹ), ếch ương là một trong những loài lưỡng cư “thành công” nhất trên thế giới. Chúng đang gây rắc rối ở nhiều quốc gia.

Thiếu kẻ thù tự nhiên, bản chất mắn đẻ và động lực di cư làm cho ếch ương trở thành một loài xâm hại khó có thể diệt trừ. Hiện chưa có phương pháp hiệu quả nào trong việc loại trừ chúng.

Tôm càng Úc: Chúng thường xuất hiện định kỳ theo độ đục của nước biển. Khi mùa sinh sản bắt đầu, do phát triển quá mạnh, mật độ tăng nhanh khiến lượng lớn tôm bị chết ngạt bốc mùi hôi thối, anh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của các loài thủy sinh khác.

Mặc dù chính quyền địa phương đã đầu tư rất nhiều tài lực, vật lực nhằm ngăn chặn, nhưng kết quả nạn tôm càng vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Nạn cua ở Đức: Cua Eriocheir sinensis có nguồn gốc từ châu Á, sau đó di cư và xâm lấn toàn vùng châu Âu. Trong cuộc di cư hàng loạt, nó đã làm biến mất tạm thời các loài không xương. Làm thay đổi môi trường sống bằng cách gây ra sự xói mòn do hoạt động đào hang của mình.

Cư dân mạng Trung Quốc đề xuất: Chỉ cần một đầu bếp người Hoa mọi vấn nạn trên đều được giải quyết

Video: Anh giúp vợ chụp ảnh đột nhiên phát hiện vật lạ vùng vẫy, liền cứu được sinh vật cận kề sinh tử

Hải Yến (TH)

Xem Thêm:

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

4 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

5 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

5 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

6 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

6 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

6 days ago