Categories: Khớp

Điều trị bệnh Gout (Gút) đúng cách

Một số thuốc điều trị bệnh Gout (bệnh gút) như colchicine có thể gây tiêu chảy, allopurinol gây dị ứng, các thuốc tăng thải acid uric có thể gây sỏi thận. Cơ địa của bệnh nhân hay dị ứng thuốc. Có bệnh nhân Gout bị dị ứng với  nhiều thuốc chữa Gout như colchicine và  allopurinol.

ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT (bệnh gút)

Thuốc và cách điều trị Gout

Những khó khăn trong điều trị bệnh Gout

Thứ nhất một số thuốc chữa bệnh Gout như colchicin có thể gây tiêu chảy, allopurinol gây dị ứng, các thuốc tăng thải acid uric có thể gây sỏi thận. Cơ địa của bệnh nhân hay dị ứng thuốc. Có bệnh nhân Gout bị dị ứng với  nhiều thuốc chữa Gout như colchicin và  allopurinol.

Thứ hai một số trường hợp xảy ra sốc phản vệ, có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Thứ ba do sự thiếu tuân thủ điều trị của người bệnh. Bệnh nhân thường chỉ dùng thuốc trong đợt cấp rồi tự động ngưng dùng thuốc, dẫn đến bệnh vẫn tiến triển nặng dần. Một số bệnh nhân lạm dụng thuốc corticoid dẫn đến tác dụng phụ đáng tiếc như xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não. Nhiều bệnh nhân sau khi mắc bệnh Gout vẫn tiếp tục ăn nhậu quá mức,  sinh hoạt không điều độ, do vậy bệnh vẫn có nguy cơ tái phát. Nói chung những người mắc bệnh Gout rất hay bị dị ứng thuốc do đó cần thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì, kể cả thuốc Đông y và Tây y. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị bệnh Gout (Gút) đúng cách

Các nguyên tắc điều trị bệnh Gout

Mục tiêu điều trị gout là làm giảm các cơn đau và phòng những cơn đau tái phát cũng như những tiến triển lâu dài, như hỏng khớp, hư thận.

Bệnh nhân Gout phải xác định điều trị lâu dài, tránh bỏ thuốc khi thấy bệnh thuyên giảm. Cần tích cực hợp tác với bác sĩ trong việc điều trị, ngăn ngừa biến chứng bệnh bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt và thuốc men. Các thuốc thường dùng điều trị bệnh gút là Colchicine, allopurinol (zyloric), benémid, các thuốc chống viêm không stéroid…

Để điều trị có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, chức năng thận. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần được chẩn đoán và điều trị các bệnh kèm theo như rối loạn chuyển hóa lipid, đái tháo đường, tăng huyết áp…

Điều trị Nội khoa bệnh gout

Điều trị Gout bao gồm 3 giai đoạn:

– Điều trị đợt gout cấp:

– Điều trị dự phòng đợt cấp:

– Giảm lượng dự trữ uric acid quá cao để  đề phòng đợt gout cấp vá phòng ngừa kết tụ tinh  thể uric trong các mô.

Một số thuốc điều trị bệnh Gout (bệnh gút)

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)  là thuốc được dùng ở các bệnh nhân không có những bệnh khác đi kèm.

Corticoids có thể sử dụng cho những bệnh nhân không dùng được NSAID hoặc Colchicine. Một số chuyên gia Khớp học khuyên dùng corticoids thay vì NSAIDs trong điều trị gout cấp. Steroids có thể dùng đường uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm nội khớp, hoặc dùng gián tiếp qua trung gian hormon adrenocorticotropic (ACTH).

Colchicine là thuốc trị Gout cổ điển nhưng không phải là thuốc được chọn lựa để điều trị Gout cấp. Thuốc hiệu quả nhất trong vòng 12-24 giờ đầu tiên của cơn Gout cấp, nhưng sau đó tác dụng giảm dần theo tình trang viêm kéo dài. Ngoài ra, khi được dùng để điều trị cơn Gout cấp, colchicine gây những phàn ứng phụ trên đường tiêu hoá, đặc biệt là ói và tiêu chảy,  ở 80% bệnh nhân.

Allopurinol ngăn chặn xanthine oxidase và làm giảm sản xuất uric acid. Do đó, nên được dùng ở các bệnh nhân sản xuất quá nhiều uric acid và bịnh nhân có nguy cơ hội chứng phân giải khối u (tumor lysis syndrome) để đề phòng ngộ độc thận trong khi đang điều trị ung thư. Đây là thuốc hiệu quả nhất để làm giảm lượng uric acid trong huyết thanh. tuy nhiên, rượu có thể làm giảm hiệu quả của allopurinol.

Một số nhà Khớp học chọn dùng probenecid vì ít gây tác dụng phụ hơn allopurinol. Probenecid có thể dùng ở đa số đàn ông bị gout, tuổi trung niên, khoẻ mạnh.

Chế độ ăn rất quan trọng cho người bị Gút (Gout)

Uống sữa hàng ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút đến 43%. Nguyên nhân do sữa là nhóm thực phẩm chứa rất ít Purin nên không ảnh hưởng tới bệnh nhân gút. Trong sữa còn có một số Protein có khả năng ức chế, kháng viêm với những cơn đau do gút và giúp quá trình đào thải Axit uric qua thận nhanh hơn bình thường.

Người bị bệnh gút hoàn toàn có thể uống sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…), nhưng cũng cần biết một số lưu ý sau.

Hãy chọn sữa bò và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai…

– Sữa tươi làm giảm lượng Axit uric trong máu, nhưng sữa đậu nành làm tăng Axit uric. Người bị bệnh gút hãy tránh xa sữa đậu nành và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ đậu nành.

– Người bệnh hãy lựa chọn sữa động vật, nhất là sữa bò và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… Ưu tiên chọn các loại sữa tách béo, sữa ít đường hoặc không đường để bảo vệ sức khỏe. Mỗi ngày người bệnh có thể uống từ 1 – 3 cốc sữa, uống đều đặn thường xuyên sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.

– Nên kết hợp với chế độ ăn kiêng, chế độ ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước. Bên cạnh đó cần sống lành mạnh, tránh xa rượu bia, thuốc lá vì đó là những thứ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.

Yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago