Categories: Sức khoẻ

Điều gì xảy ra với cơ thể khi trời lạnh

Khi nhiệt độ môi trường giảm, máu tập trung cung cấp cho các cơ quan nội tạng, nhịp tim thay đổi, các cơ bắp căng cứng để giữ ấm cơ thể.

Thời tiết đột ngột chuyển lạnh khiến cơ thể phải thay đổi để đáp ứng với nhiệt độ khác thường. Dưới đây là những phản ứng khác nhau của cơ thể khi nhiệt độ xuống thấp.

Căng cơ

TheoPrevention, bạn có thể cảm thấy cơ bắp căng cứng hơn khi tiếp xúc với cái lạnh. Điều này khiến bạn khó vận động so với thời tiết ấm áp. Bạn nên làm ấm cơ thể bằng một vài động tác khởi động, tránh tình trạng đau nhức do cơ vận động đột ngột. Hãy tiến hành khởi động từ từ để đề phòng các tổn thương về cơ.

Máu tập trung vào bên trong

Tiến sĩ Stacy Sims, nhà sinh lý học, tác giả cuốn sách “Roar” cho biết: “Cơ thể luôn tập trung bảo vệ nội tạng. Điều đó có nghĩa là máu được tập trung vào các cơ quan trung tâm để lưu giữ nhiệt độ tối đa cho cơ thể. Đó là lý do bàn tay, bàn chân, thậm chí cả khuôn mặt, đều bị tê cóng trong thời tiết lạnh. Vì vậy, để giữ ấm toàn bộ cơ thể, bạn nên chú ý bảo vệ đầu, tay, chân với quần áo ấm, găng tay, giày”.

Cơ thể run rẩy

Nếu bạn mất nhiều nhiệt hơn so với những gì bạn tạo ra, bạn sẽ bị lạnh. Khi đó, làn da phản ứng bằng cách sởn gai ốc. Đây là hiện tượng giúp cơ thể tạo ra lớp không khí, gia tăng khả năng giữ nhiệt giữa da và lông.

Bước tiếp theo của quá trình giữ nhiệt là run rẩy, giúp các nhóm cơ chuyển động mạnh để sản sinh ra nhiệt, nhưng cũng không có hiệu quả cao. Lúc này, bạn nên tự giữ ấm bằng cách mặc thêm quần áo thay vì để cơ thể tự chống lại cái lạnh.

Run rẩy, sởn gai ốc là cách cơ thể phản ứng với thời tiết lạnh. Ảnh:Mirror.

Nhịp tim thay đổi

Thông thường, nhịp tim sẽ giảm để đáp ứng với cái lạnh, bơm ít máu đến da và tứ chi. Khi bạn bắt đầu vận động, nhịp tim tăng lên do bộ phận này phải làm việc chăm chỉ hơn để giữ ấm và đưa máu lưu thông vào các cơ.

Khí quản co lại

Hít thở không khí lạnh, khô sẽ khiến đường hô hấp và phổi gặp vấn đề, có thể làm bạn cảm thấy khó thở, thậm chí gây hen suyễn ở những người nhạy cảm với thời tiết. Một lần nữa, vận động, làm nóng cơ thể là biện pháp hữu hiệu nhất hạn chế tình trạng này.

Sổ mũi

Khoang mũi có nhiệm vụ duy trì độ ẩm và làm ấm không khí bạn hít vào phổi. Khi bạn hít thở khó khăn trong thời tiết lạnh, mũi bắt đầu gặp vấn đề, tăng sản xuất chất lỏng, gây ra hiện tượng chảy nước mũi.

Đi tiểu nhiều hơn

Khi cơ thể phải điều tiết nhiều máu và chất lỏng vào các cơ quan trung tâm để giữ ấm, não bộ nhận tín hiệu phải giảm khối lượng chất lỏng tổng thể có thể làm mất nhiều nhiệt, do đó yêu cầu bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn.

BD

    Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

    Tòa soạn Emdep.vn

    Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội

    Điện thoại: 0437959783

    Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn

    Hotline:0914926900

    Nguồn: Emdep

    adminyhoc

    Recent Posts

    Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

    Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

    25 mins ago

    Vai trò, cơ chế ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh thoái hóa thần kinh

    Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

    16 hours ago

    Hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi khi sử dụng thuốc như thế nào?

    Các nhà nghiên cứu cho biết các loại thuốc thông thường, bao gồm thuốc kháng…

    16 hours ago

    Mối liên hệ giữa các bệnh về dị ứng và hệ vi sinh đường ruột

    Theo kết quả từ các số liệu thống kê trên toàn thế giới cho thấy…

    17 hours ago

    Mối liên hệ giữa bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một căn bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến…

    19 hours ago

    SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược dạ dày thực quản có liên quan như thế nào

    Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

    1 day ago