Trong khoai tây có nhiều chất xơ mềm tốt cho dạ dày, hành tá tràng, người bị táo bón. Ngoài ra, khoai tây giàu kali có thể đề phòng chứng đột quỵ. Đặc biệt, nó được xem là “thần dược” làm đẹp cho da.
Khoai tây chín tán nhuyễn trộn cùng với sữa chua hoặc với lòng trắng trứng là những nguyên liệu đắp mặt nạ vô cùng tốt cho da
Khoai tây là loại rau củ ít calo, không có chất béo và cholestrerol, hàm lượng vitamin cao và là nguồn cung cấp kali, vitamin B6 và chất xơ thô tuyệt vời. Khoai tây giàu canxi, magie, kẽm, kali, sắt giúp ngăn ngừa vỡ mạch máu não, hàm lượng protein và vitamin C cao gấp 10 lần táo; vitamin B1, B2, sắt và photpho cũng cao hơn nhiều so với táo. Dưới góc độ dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng của khoai tây cao hơn táo 3,5 lần.
Khoai tây giàu dinh dưỡng
Kali: khoai tây với lớp vỏ còn nguyên là nguồn cung cấp kali tuyệt vời, rất tốt cho tim mạch.
Vitamin C: trong khoai tây cực kỳ cao, nó là chất chống oxy hóa hiệu nghiệm giúp ổn định các phân tử tự do, có thể giảm sự tổn thương của tế bào. Vitamin C sản xuất collagen giúp kết nối các mô xương với nhau.
Chất xơ: một củ khoai tây trung bình (148g) nguyên vỏ có chứa 2g chất xơ hoặc 8% nhu hàng ngày. Tiêu thụ chất xơ và nước vừa đủ có thể làm tăng cảm giác no giữa các bữa ăn. Chất xơ trong khoai tây mềm nên rất tốt cho dạ dày.
Chất chống oxy hóa: khoai tây chứa glutathione nhiều nhất so với các loại rau củ khác, chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại một vài bệnh ung thư.
Carbonhydrate: thức ăn chứa carbonhydrate phức hợp là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, nguồn carbohydrate có thể làm cho chúng ta cảm thấy no lâu hơn. Năng lượng này có thể được sử dụng như một nhiên liệu cho các tập thể dục.
Có rất nhiều nước: thực phẩm có chứa rất nhiều nước có thể làm cho ta cảm thấy luôn luôn đầy đủ. Ngoài ra có thể giúp giảm cân nhanh chóng.
Công dụng của khoai tây
Chữa đau và viêm dạ dày: củ khoai tây mới thu hoạch rửa sạch, gọt vỏ, lấy 100g, ép kiệt lấy nước uống trước bữa ăn nửa giờ. Ngày 2 – 3 lần.
Thuốc nhuận tràng: khoai tây luộc chín, ăn 100g hoặc hơn. Có thể phối hợp với bài thuốc chữa đau viêm dạ dày ở trên.
Chữa đau bụng: vỏ củ khoai tây sống rửa sạch (10 – 20g) sắc nước uống.
Chữa say nắng, nhức đầu, sốt: củ khoai tây gọt vỏ, giã nát hoặc thái lát mỏng, đặt lên trán hoặc thái dương.
Chữa bỏng nhẹ, vết thương, eczema: củ khoai tây rửa sạch, để cả vỏ hoặc gọt vỏ, thái lát mỏng, dán lên vết thương hoặc giã nát đắp bỏng. Nếu bỏng nhẹ, có thể bóc lấy vỏ từ củ khoai tây đã luộc, giã nát rồi đắp.
Chữa viêm tuyến nước bọt: củ khoai tây mài với dấm bôi vào chỗ sưng đau.
Chữa phù thũng: để giảm phù thũng tạm thời: khoai tây tươi giã nhỏ cho vào vải mùng đắp lên mặt 30 phút.
Ngoài ra, khoai tây chín tán nhuyễn trộn cùng với sữa chua hoặc với lòng trắng trứng là những nguyên liệu đắp mặt nạ vô cùng tốt cho da mà chị em phụ nữ rất ưa thích do trong khoai tây chứa nhiều chất khoáng có lợi cho da. Vỏ khoai tây có hiệu quả cao trong chữa trị các rối loạn về da, khi ép khoai tây để dùng cho da nên để nguyên vỏ (rửa sạch). Không dùng loại khoai tây đã biến chất, ngoài vỏ xanh, trong ruột thâm, khoai đã mọc mầm dễ bị ngộ độc.
BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ
Nguồn: SKDS
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…