Categories: Hỏi đáp y học

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý van tim

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý van timDấu hiệu nhận biết bệnh lý van tim

Bệnh lý van tim là một trong những bệnh tim mạch thường gặp, nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến nguy cơ suy tim, thậm chí tử vong.

Trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân bị bệnh lý van tim đến viện trong tình trạng đã có nhiều biến chứng nặng, lúc này quá trình điều trị phức tạp và tốn kém hơn nhiều.

Trong nhiều trường hợp phải có chỉ định phẫu thuật sửa van hoặc thay van mới có thể cứu sống được.

Hai vấn đề của van tim có thể làm ảnh hưởng lưu lượng tuần hoàn bao gồm: Hở van hay còn được gọi là suy van tim. Hở van xảy ra khi van đóng không đúng vị trí hay đóng không hoàn toàn gây rò rỉ máu ngược trở lại thay vì di chuyển theo một chiều cố định. Điều này làm cho tim phải hoạt động nhiều hơn để đáp ứng được tuần hoàn cho cơ thể.

Theo thời gian, do làm việc quá sức nên buồng tim sẽ bị giãn rộng, gây ra bệnh lý suy tim; Hẹp van khi các van tim mở không đủ rộng và chỉ một lượng nhỏ máu có thể chảy qua van.

Hẹp van xảy ra khi các lá van dày lên, xơ cứng hoặc dính lại với nhau. Tương tự như hở van, hẹp van cũng làm cho tim phải hoạt động nhiều hơn để đảm bảo quá trình lưu thông tuần hoàn.

Các bệnh lý van tim (hở, hẹp van) có thể xảy ra từ khi mới ra đời (bẩm sinh) hoặc do mắc phải (thấp tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, thoái hóa van ở người già, do tổn thương mạch vành…). Trong thực tế, tại các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh van tim chủ yếu do thấp tim gây ra.

Tùy thuộc vào bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các triệu chứng thay đổi, ở một số bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh nhân có thể biểu hiện triệu chứng bệnh lý van tim trong kéo dài.

Các biểu hiện bao gồm: suy tim sung huyết; bệnh cơ tim; loạn nhịp tim; rối loạn đông máu gây hình thành cục máu đông, có thể làm tắc mạch.

Có 4 van tim: van ba lá, van hai lá, van động mạch phổi, van động mạch chủ.

Chẩn đoán và điều trị thế nào?

Ngoài việc khám lâm sàng thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm như: Xquang, siêu âm tim, điện tâm đồ, chụp cộng hưởng từ (MRI)… để đánh giá mức độ chính xác và trầm trọng của bệnh.

Về điều trị, tùy từng thể bệnh và mức độ bệnh mà bác sĩ có những chỉ định cụ thể. Đối với bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng rất nhẹ có thể không cần điều trị.

Đối với các trường hợp bệnh nhân thể nhẹ có thể được chỉ định dùng thuốc để điều trị giảm đau và các triệu chứng đi kèm, nhưng thuốc không thể chữa trị hết bệnh van tim.

adminyhoc

Recent Posts

SIBO và IBS: Phân biệt và Chẩn đoán với Trợ giúp của Chuyên gia và Xét nghiệm Hơi thở Hiện đại

Hội chứng ruột kích thích (IBS) đôi khi bị nhầm lẫn với tình trạng tăng…

5 hours ago

Bật mí cách nạp collagen tự nhiên cho da rất hiệu quả

Da căng mướt tự nhiên hãy thử áp dụng các cách nạp collagen tự nhiên…

12 hours ago

Các loại rau củ chứa penicillin cao nên ăn nhiều

Những loại rau củ dưới đây không chỉ giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất…

1 day ago

Ưu điểm của bấm huyệt trong điều trị đột quỵ

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng khuyết tật ở người…

2 days ago

Những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Theo báo cáo thống kê của Bộ Y Tế, tỷ lệ bệnh nhân tai biến…

2 days ago

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ trước 30 ngày

Theo báo cáo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), Việt Nam…

2 days ago