Nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra đau đầu, phần lớn là nguyên nhân không nguy hiểm, các nguyên nhân gây tử vong chỉ chiếm tỷ lệ thấp.
Đau đầu
• Đau đầu là một triệu chứng hay gặp
• Nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn là nguyên nhân không nguy hiểm, các nguyên nhân gây tử vong chỉ chiếm tỷ lệ thấp
• Đau đầu có thể là hậu quả của một bệnh toàn thân hoặc tổn thơng thực thể ở não và vùng sọ mặt
• Chẩn đoán nguyên nhân nhức đầu đòi hỏi phải có kiến thức rộng của nhiều chuyên khoa kết hợp, nhiều loại xét nghiệm
• Các dây TK dẫn truyền cảm giác đau đầu: dây TK sọ V, IX, X, các rễ tuỷ cổ C1-2-3.
• Các cấu trúc của đầu nhận cảm giác đau:
– Da, cơ vùng đầu mặt cổ
– Các xoang hàm mặt, hốc mũi, cấu trúc mắt, tai
– Các mạch máu: xoang tĩnh mạch và các nhánh lớn, các động mạch nền sọ, động mạch màng não giữa, động mạch đốt sống
– Màng cứng vùng nền sọ
• Chi phối cảm giác:
– Dây V: toàn bộ vùng mặt, ổ mắt, răng, các xoang, cảm giác trong sọ vùng trên lều.
– Dây IX, X: tai, họng, 1 phần hố sau
– Các rễ tuỷ cổ C1 C2 C3: Toàn bộ vùng da đầu, cơ cổ gáy, tai giữa, xương chũm và cảm giác trong sọ vùng hố sau
• Các cấu trúc không nhận cảm giác đau:
– Phần lớn màng cứng, màng nhện, màng nuôi.
– Các não thất
– Đám rối mạch mạc
– Xương sọ
– Nhu mô não
• 6 cơ chế gây đau đầu:
– Co kéo các tĩnh mạch từ vỏ não>các xoang tĩnh mạch
– Co kéo động mạch màng não giữa
– Co kéo các động mạch nền sọ
– Giãn và căng các động mạch nội sọ
– Viêm nhiễm tại chỗ và xung quanh các cấu trúc có cảm giác
– Chèn ép trực tiếp dây TK sọ (V, IX, X ) và các rễ tuỷ cổ C1-2-3.
Tiếp cận 1 bệnh nhân đau đầu
• Xuất hiện từ bao giờ?Hoàn cảnh xuất hiện?
• Cách khởi phát và tiến triển của nhức đầu
• Đau ở vị trí nào? Kiểu đau, lan?
• Lần đầu tiên hay tái diễn nhiều lần?
• Thời gian?
• Các rối loạn đi kèm? Mất ngủ, tâm thần không ổn định, RL kinh nguyệt (nữ), nôn, sốt…?
• Tiền sử đau xoang, chảy mũi, chảy tai, chấn thương đầu
Khám: Huyết áp, cứng gáy, thân nhiệt, thị lực, khám thần kinh toàn diện có hệ thống để tìm triệu chứng khu trú. Khám chuyên khoa khác nếu cần(nội, TMH,RHM, Mắt…)
Cận lâm sàng
• Các xét nghiệm và mức độ xét nghiệm cần phù hợp với hướng chẩn đoán nguyên nhân
• Xét nghiệm cơ bản
• Chọc dò tuỷ sống
• X quang sọ thẳng, nghiêng
• Điện não đồ
• Siêu âm doppler mạch máu trong sọ(TCD)
• Chụp cắt lớp vi tính sọ não
• Chụp cộng hởng từ
• Chụp mạch não
Nguyên nhân đau đầu
• Nguyên nhân đau đầu rất đa dạng, việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau đầu không phải đơn giản
• 1988 hiệp hội nhức đầu quốc tế(I.H.S) họp phiên đầu tiên tại tây đức đã quyết định phải xây dựng các tiêu chuẩn rõ ràng cho mọi loại nhức đầu.Hội nghị đã phân loại 13 nhóm nguyên nhân gây đau đầu
Phân loại nhức đầu theo I.H.S 1988
1.Bệnh Migrain(nhức nửa đầu)
2.Nhức đầu do căng thẳng
3.Đau mạch máu mặt và đau nửa đầu từng cơn mạn tính
4.Nhức đầu các loại không phối hợp với rối loạn cấu trúc(nhức đầu tự phát như dao đâm, do lạnh, nhức đầu lành tính liên quan tới ho, gắng sức)
5.Nhức đầu phối hợp với một chấn thương sọ não
6.Nhức đầu liên quan tới những rối loạn mạch máu
7.Nhức đầu liên quan tới các bất thường nội sọ không do nguyên nhân mạch máu
8.Nhức đầu liên quan đến dùng hoặc ngừng các thuốc
9.Nhức đầu phối hợp một nhiễm khuẩn nội sọ
10.Nhức đầu liên quan một bất thường chuyển hoá
11.Nhức đầu phối hợp bệnh vùng cổ, sọ, mắt, tai mũi họng hoặc răng
12.Đau dây thần kinh, đau rễ thần kinh
13.Nhức đầu không phân loại được
Các đau đầu cấp cứu
• Xuất huyết não, xuất huyết màng não (xuất huyết dưới nhện)
• Hội chứng tăng áp lực nội sọ (u, ápxe não..)
• Viêm màng não
• Bệnh Horton ( viêm động mạch thái dương)
• Glaucom góc đóng
• Viêm tắc xoang tĩnh mạch não
Bệnh não do tăng huyết áp
Bệnh Horton (viêm động mạch thái dương)
Trên 50 tuổi, nữ>nam 3/1
• Đau lần đầu, nhưng trầm trọng, về đêm.
• Vị trí đau: TD 1- 2 bên. Động mạch thái dương nổi cứng, không đập, hoại tử da vùng đầu, đầu lưỡi.
• Giảm thị lực cùng bên>nguy cơ mù do huyết khối động mạch trung tâm võng mạc
• Máu lắng tăng cao, sinh thiết động mạch thái dương: tổ chức viêm
• Điều trị: Corticoid 0,5-1mg/kg/j, 3 tuần > giảm dần> duy trì 10-20mg/j trong1-2 năm.
Đau dây V (vô căn)
• Lớn tuổi, không có nguyên nhân.
• Thường 1 bên, nhánh V2 và V3.
• Tính chất: tự phát hay sau k/t (sờ, nhai..) > bùng nổ, nhói như dao đâm> hết sau vài phút – giờ.
• Không có bất kỳ TC khác (phải loại trừ)
• Điều trị: – Carbamazepin 400-1200mg/j, có thể k/h Phenytoin 200-400mg/j
– Amytriptilin, Gabapentin, Baclofen.
Đau đầu Migren
• Cơ chế phức tạp: mmáu, TK, thể dịch.
• Tiêu chuẩn chẩn đoán: (HHNĐQT1988)
– Cơn kéo dài 4-72h, ít nhất đã có 5 cơn.
– Có ít nhất 2 đặc tính trong số sau:
1. Đau ½ đầu (có thể lần lượt đổi bên)
2. Tính chất mạch đập
3. Vừa hay dữ dội
4. Tăng lên khi gắng sức.
Triệu chứng kèm: nôn/buồn nôn, sợ ánh sáng, tiếng động.
• Điều trị cắt cơn:Điều trị sớm ngay từ khi xuất hiện tc đầu tiên, 4 loại thuốc có tác dụng là thuốc giảm đau thông thờng, Non-steroid,dẫn chất cựa lúa mạch Dihydroergotamin (dưới lưỡi), chất đồng vận tiết Serotonin 5HT1 (Sumatriptan..) chỉ định khi các thuốc trên thất bại, dùng cách xa các dẫn chất cựa lúa mạch(đã ngừng trên 24 h)
• Điều trị nền (dự phòng): khi >=3 cơn/tháng, kéo dài 2-3 tháng.
– Nhóm Ergotamin: Tamik 3mg, 2-3v/j (Thận trọng: bệnh tim mạch)
– Chẹn Bêta
– Chẹn Canxi: Sibelium 5mg 1-2v/j
– Chống trầm cảm: Amitryptilin 1-2v/j
• chẹn kênh canxi: Sibelium 5mg 1-2v/ngày uống trớc khi đi ngủ
• Thuốc chẹn beta: Propranolol 40-120 mg/ ngày
• Thuốc chống trầm cảm
Đau đầu do căng thẳng
• Liên quan tâm lý và tư thế của đầu
• Sự co thắt các cơ vùng đầu – cổ
• Cảm giác “bó chặt’’, không theo mạch đập
• Cơn vài phút – vài ngày, dai dẳng tái diễn
• Không có các đặc tính của Migren
Điều trị : tâm lý, điều chỉnh lối sống, thuốc giảm đau, giãn cơ, an thần.
Đau đầu từng chuỗi (cụm)
• Nam hay gặp hơn nữ, trẻ
• Kéo dài 15-180 phút, 1-8 cơn/j, mỗi năm có khoảng 1 đợt đau.
• Thường cố định thời gian (ban đêm)
• Đau 1 bên, trán – thái dương – hố mắt, dữ dội
• Kèm: xung huyết, phù kết mạc, chảy mắt, mũi, đồng tử co nhỏ, mồ hôi 1 bên mặt.
Điều trị: Oxy 100%, kiêng rượu, thuốc giống điều trị đau đầu Migren
Đau đầu nguồn gốc tâm thần
• Chiếm 50% trường hợp
• Kiểu đau đa dạng, cảm giác “đầu trống rỗng”
• Sự mất cân xứng giữa mức độ đau và sự chịu đựng của bệnh nhân
• Nguyên nhân: trạng thái lo âu ám ảnh, nghi bệnh, rối loạn phân ly, hội chứng trầm cảm…
• Thuốc thờng dùng:thuốc chống trầm cảm:Amitriptilin, Laroxyl,Anafranil… dùng liều thấp sau đó tăng dần liều
• Tâm lý trị liệu, kết hợp với phương pháp thư giãn
Th.s Trương Thanh Thuỷ (Khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai)
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…