Sức khoẻ

Cuộc đua tìm kiếm vắc xin chống virus corona đã diễn ra như thế nào?

Cuộc đua tìm kiếm vắc xin chống virus corona diễn ra khắp nơi trên thế giới.

Kể từ khi bùng phát vào cuối tháng 12/2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc tính đến nay số người nhiễm virus corona trên toàn thế giới là 44.794 người, trong đó có 1.695 ca mắc mới, số người tử vong do virus corona đã tăng lên 1.112 người.

Trước tình hình dịch bệnh lây lan nhanh chóng đã có rất nhiều nhóm nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới đang chạy đua trong công cuộc sản xuất vắc xin ngừa 2019-nCoV. Một tin vui mới đây được biết nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh) bắt đầu thử nghiệm loại vắc xin phòng virus corona chủng mới (2019-nCoV) trên chuột.

Nhà khoa học Paul McKay đại diện nhóm nghiên cứu đã phát biểu trước báo giới cho biết: “Chúng tôi đã tạo ra một loại vắc xin chống virus corona chủng mới từ những con vi khuẩn, và sau đó đã tiêm loại vắc xin này vào chuột. Chúng tôi hy vọng trong vài tuần tới sẽ có thể xác định tác động của vắc xin này đối với những con chuột thí nghiệm, cụ thể là trong máu của chúng và phản ứng kháng thể của chúng với virus corona chủng mới”.

Tại Anh hiện đã ghi nhận 8 trường hợp dương tính với chủng mới của virus corona, đồng thời nước này đã buộc phải đóng cửa hai chi nhánh của một trung tâm y tế ở thành phố Brighton sau khi ít nhất hai nhân viên làm việc tại đây bị nhiễm virus trong quá trình làm việc.

Thử nghiệm vắc xin trên động vật là bước bắt buộc đối với bất kỳ loại vắc xin mới nào trước khi dùng cho cộng đồng. Các cơ quan quản lý y tế phải đảm bảo rằng vắc xin có đủ độ an toàn và hiệu quả trước khi cho phép sản xuất hàng loạt và dùng cho cộng đồng để phòng ngừa bệnh.

Theo ông Paul McKay, Đại học Hoàng gia London hy vọng vào cuối năm nay, sẽ có một loại vắc xin thử nghiệm khả thi phù hợp để sử dụng cho mọi người.

Các công tác nghiên cứu virus corona đang được các nhà nghiên cứu triển khai trên thế giới nhằm chống lại sự lây lan của virus corona.

Nhóm các nhà khoa học tại Trung Quốc cũng đang thử nghiệm một loại vắc xin mới chống lại virus corona trên động vật. Loại vắc xin mới này có tên gọi là “mRNA”, do các chuyên gia của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, cùng Đại học Y khoa Tongji (thành phố Thượng Hải) và công ty Stermirna Therapeutics Co., Ltd đồng phát triển. Mẫu vắc xin này đã được tiến hành tiêm thử nghiệm vào hơn 100 con chuột trong ngày 9/2 vừa qua.

Viện Pasteur tại Paris (Pháp) đang thử nghiệm vắc xin bệnh sởi và điều chỉnh gien để xem xét tính hiệu quả đối với nCoV

Hãng iBio (Mỹ) đang phối hợp với một đối tác Trung Quốc nghiên cứu chế tạo vắc xin và thuốc đặc trị.

Viện Nghiên cứu VIDO –InterVac ở Canada cũng đang nghiên cứu chế tạo vắc xin.

Các nhà khoa học Hồng Kông tuyên bố phát triển được vắc xin nhưng cần thời gian để thử nghiệm trước khi dùng cho cộng đồng.

Tại Việt Nam, vào ngày 7/2 Viện sinh dịch tễ Trung ương đã công bố nuôi cấy và phân lập thành công chủng virus corona (nCoV) trong phòng thí nghiệm. Việc nuôi cấy và phân lập thành chông này sẽ tạo điều kiện cho việc xét nghiệm nhanh các trường hợp nhiễm virus corona và nghi nhiễm virus corona. Đây cũng sẽ là tiền đề cho các nhà nghiên cứu tại Việt Nam phát triển vắc xin phòng chống virus corona trong tương lai gần.

Yhocvn.net

Bác sĩ

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago