Báo chí có đưa tin, ở một cơ sở sản xuất dấm chua có lịch sử 300 năm tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc toàn bộ người làm việc ở đây không ai mắc bệnh ung thư, dù là người còn đang làm việc hay đã nghỉ hưu hoặc đã chết.
Cơ sở sản xuất dấm Giang Mỗ tại thị trấn Giang Tô, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc nằm trong khu vực cảnh báo về tỷ người mắc ung thư phổi cao, nhưng kể từ khi thành lập tới nay đã hơn 300 năm, không một ai trong công ty mắc chứng bệnh này.
Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng dấm có tác dụng chống ung thư?
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Kanazawa và Đại học y khoa Kyoto của Nhật Bản đã làm thí nghiệm với chuột và kết quả cho thấy dấm có tác dụng phòng chống ung thư.
Dùng gạo lứt để sản xuất dấm chua phòng ung thư rất hiệu quả. Căn cứ vào kết quả so sánh chính xác của báo cáo, dấm chua có khả năng kháng và phòng ung thư cao.
“Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ” có đăng một nghiên cứu mới nhất, nói rằng khi ăn cơm, chúng ta ăn kèm chút dấm chua sẽ giúp tăng cường cảm giác no để tránh ăn quá nhiều và giúp giảm cân.
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng gián tiếp chỉ ra rằng, thói quen ăn uống không tốt cũng sẽ gây nên 30 loại bệnh ung thư khác nhau. Hiện tại, mỗi năm có rất nhiều người chết do mắc phải căn bệnh quái ác này, trong đó 1/3 số người chết vì ung thư là do thói quen ăn uống không tốt gây ra.
Trung tâm Quản lý y tế của trường đại học Osaka Nhật Bản đã làm nghiên cứu thực nghiệm và phát hiện ra rằng, nếu mỗi ngày uống 15-30 ml dấm sẽ giúp hạ huyết áp từ 15-30 mmHg.
Các nhà nghiên cứu Đại học Showa cũng lưu ý rằng, trong quá trình ăn uống có thể dùng kèm một ít dấm chua, nó sẽ ức chế bệnh tiểu đường và gia tăng lượng đường trong máu.
Dấm giúp làm giảm gấp đôi nguy cơ bệnh mãn tính như cao huyết áp, cholesterol cao và bệnh tiểu đường, ung thư.
Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim ở những bệnh nhân bị ung thư là gần gấp ba lần so với người bình thường.
Dấm chua có lịch sử lâu đời, có nhiều phương thuốc có sẵn dùng dấm chua trị bệnh và nổi tiếng nhất là 3 bài thuốc sau:
Bài thuốc 1: Dấm lạc hạ huyết áp
Phương pháp cụ thể: Dùng lạc (nhất là lạc đỏ) ngâm trong dấm 1 tuần, sau đó ăn mỗi ngày 5 đến 10 hạt.
Nhận xét: Đậu phộng chứa nhiều axit linoleic, nó sẽ phân hủy cholesterol thành acid, làm giảm sự tích tụ quá nhiều cholesterol trong thành mạch. Các cholesterol là nguyên nhân gây ra các loại bệnh tim mạch và máu lên não. Do đó, lạc dấm có tác dụng bảo vệ thành mạch máu, ngăn ngừa máu đông tụ. Nếu ăn đúng liều lượng và thường xuyên, nó giúp làm hạ huyết áp và làm mềm mạch máu.
Bài thuốc 2: Tỏi dấm phòng và chữa viêm mũi dị ứng.
Phương pháp cụ thể: Bóc sạch vỏ của củ tỏi, ngâm trong nước qua đêm, sau đó vớt lên và để ráo nước. Đem tỏi ngâm cùng với dấm, sau 1 tháng có thể bỏ ra ăn. Người bị bệnh viêm mũi, mỗi đêm trước khi đi ngủ, dùng một tép tỏi đặt ở mũi, sau 1 tháng rưỡi, người bệnh sẽ thấy hiệu quả rõ ràng.
Nhận xét: Theo Y học Trung Quốc, dấm có tính ôn không độc, tác dụng trong tán ứ đọng và giải độc. Tỏi có tác dụng khử trùng mạnh. Sự kết hợp của hai dược liệu có tác dụng trị viêm mũi, đặc biệt tốt trong điều trị viêm mũi dị ứng.
Bài thuốc 3: Dấm hành tây phòng bệnh da đồi mồi.
Phương pháp cụ thể: Chắt lấy nước ép hành tây và thêm một chút dấm táo. Dùng bông thấm hỗn hợp dung dịch rồi thoa lên vùng da bị đồi mồi hoặc nám mỗi ngày. Bạn sẽ thấy những vết đồi mồi mờ dần sau 5-6 tháng.
Nhận xét: Hành tây có chứa các chất dinh dưỡng hàm lượng cao như lưu huỳnh và các loại vitamin, giúp cơ thể tăng khả năng đào thải các chất phế bỏ, giúp làm chậm lại quá trình lão hóa của các cơ quan. Người cao tuổi nên ăn thực phẩm này 2 đến 3 lần một tuần. Ăn hành tây sống là tốt nhất, trộn thêm dấm chua thì tác dụng càng được tăng cường.
Lúc nào không nên ăn dấm?
1. Lúc bụng đói không nên dấm
Cho dù dạ dày của chúng ta khỏe đến đâu đều không thích hợp để nạp dấm chua trong khi bụng rỗng. Bởi vì ăn dấm sẽ làm tăng thêm axit cho dạ dày. Bác sỹ khuyên rằng nên ăn thêm dấm sau khi ăn cơm 1 giờ đồng hồ, nó không chỉ kích thích dạ dày hoạt động mà còn hỗ trợ tiêu hóa.
2. Người mắc bệnh dạ dày không nên ăn dấm
Bệnh nhân bị loét dạ dày và tiết nhiều axit quá mức bình thường nên hạn chế ăn dấm, bởi vì dấm chua giàu axit hữu cơ, nó có thể thúc đẩy tiết dịch tiêu hóa nhiều hơn và làm tăng các bệnh về dạ dày.
3. Người bị rối loạn chức năng đường tiêu hóa không nên dấm
4.Người đang uống thuốc tây không nên ăn dấm
Bởi vì khi ăn dấm, nó làm thay đổi nồng độ pH và khiến thuốc tây mất tác dụng.
5. Người đang được điều trị da đồi mồi theo phương pháp của Y học cổ truyền Trung Quốc không nên ăn dấm.
Do axit có đặc tính oxy hóa cao. Theo y học Trung Quốc thì dấm có thể làm bít lại các lỗ chân lông, phản tác dụng của bài thuốc đông y dùng cho điều trị loại bệnh này. Vì nó cản trở tác dụng thoát mồ hôi trong bài thuốc và làm giảm hiệu quả của việc điều trị.
Video: 10 Loại Thực Phẩm Ưa Thích Có Thể Giết Chết Chúng Ta
San San
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…