Với quan niệm đã bị thủy đậu là phải tuyệt đối kiêng gió, kiêng nước nên nhiều mẹ đã triệt để nghe theo để con nhanh khỏi nhất. Tuy nhiên, kiêng khem quá kỹ và thiếu hiểu biết có thể sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho con.
Kiêng khem quá kỹ, hại nhiều hơn lợi
Thời tiết ẩm ướt là điều kiện cho các loại vi khuẩn, mầm bệnh sinh sôi,phát triển mạnh. Vì thế mà rất nhiều các loại bệnh có thể phát sinh, trong số đó có bệnh thủy đậu.
Trong thời tiết nồm ẩm vừa qua, chị Phương Thu (Cầu Giấy – Hà Nội) có 2 con đều bị thủy đậu. Con gái út bị trước nhưng bị nhẹ, chị chỉ kiêng gió, kiêng nước và bôi thuốc vài ngày là khỏi. Nhưng đến khi con trai lớn bị lây thì tình trạng nặng hơn nhiều và chị phải đưa bé đi viện.Chị kể: “Cứ nghĩ như đứa em chỉ kiêng khem và bôi thuốc là được.Nào ngờ bệnh của cháu càng ngày càng nặng thêm. Nốt thủy đậu vỡ nước, tanh hôi, nhiễm trùng, lúc nào cháu cũng kêu ngứa khó chịu. Đến khi thấy không ổn, tôi mới cho đi viện thì bác sĩ nói, cháu bị nhiễm trùng nặng do không đảm bảo vệ sinh! Lúc ấy tôi vừa xấu hổ, vừa lo lắng cho tình trạng của con. Mẹ con tôi ôm nhau ở viện 1 tuần trời, con ổn định lại mới dám cho về nhà vì sợ bệnh biến chứng nặng hơn”.
Do thiếu kiến thức nên nhiều người bị thủy đậu tuyệt đối khôngđộng tay vào nước trong mọi trường hợp, kể cả sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi ăn. Kiêng trong nhiều ngày như vậy, toàn cơ thể người bệnh sẽ tích tụ ổ vi khuẩn, dễ gây thêm bệnh khác hoặc làm tình trạng thủy đậu nặng hơn.
Ảnh minh họa.
Trường hợp con chị Phương Thu được điều trị kịp thời nên may mắn tính mạng của cháu bé không bị đe dọa. Nhiều trường hợp do chủ quan và thiếu hiểu biết nên phải trả một cái giá rất đắt.
Tại khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai, chị Minh Hiền vô cùng lo lắng cho sức khỏe của cậu con trai 18 tuổi của mình. Chị kể lại bằng giọng có phần rất hối hận vì đã chủ quan với bệnh thủy đậu của con: “Tôi nghĩ nó lớn rồi nên chủ quan.Nào ngờ, sau mấy ngày sốt cao, con cứ mệt lả, khó thở, người nổi nốt chi chít. Vợ chồng tôi vội đưa cháu vào viện thì bác sĩ kết luận cháu bị viêm phổi do bị biến chứng thủy đậu”.
Ngoài biến chứng viêm phổi kể trên, bệnh thủy đậu còn có thể biến chứng sang nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác như viêm kết mạc, giảm thị lực suốt đời,viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào, viêm gan…
Ảnh minh họa.
Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh đang phải chống chọi với bệnh tật vì thế cần phải đảm bảo một lượng dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể vượt qua. Vậy mà nhiều người đã có quan niệmsai lầm về kiêng cữ trong chế độ ăn hàng ngày của người bệnh vì tưởng càng kiêng nhiều thì càng nhanh khỏi bệnh. Nhưng thực tế thì lại không như vậy. Có nhiều trường hợp tình trạng bệnh nặng hơn hoặc chậm hồi phục vì cơ thểthiếu chất,
Xử lý đúng cách khi bị thủy đậu
Để giúp người bệnh thủy đậu nhanh khỏi bệnh, cần có kiến thức và sự hiểu biết về căn bệnh này cũng như cách điều trị đúng đắn, phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Nhận biết được tình trạng của người bệnh ở mức độ nhẹ hay nặng,để có hướng tự điều trị tại nhà hay phải đưa bệnh nhân đi viện để có sự hỗ trợ tích cực của bác sĩ chuyên khoa. Đó là lưu ý vô cùng quan trọng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Khi bị thủy đậu cần lưu ý những vấn đề sau:
– Kiêng đến chỗ đông người để tránh lây lan bệnh cho người khác mà chính bản thân người bệnh cũng không bị nhiễm thêm bệnh từ những người xung quanh. Bởi khi ấy, cơ thể người bệnh đang yếu, khả năng miễn dịch đang không tốt, rất dễ nhiễm bệnh.
– Hạn chế việc gãi, cào nốt mọc thủy đậu, gây trầy xước, nhiễm trùng. Thực hiện vệ sinh cá nhân thật tốt. Vẫn có thể tắm bằng nước ấm hàng ngày, thực hiện việc lau rửa nhẹ nhàng, tránh mụn nước bị vỡ gây rát, dễ nhiễm khuẩn và để lại sẹo sau này.
– Đối với các nốt đỏ đã bị vỡ, cần vệ sinh sát khuẩn cẩn thận rồi bôi thuốc xanh methylen để tránh nhiễm trùng, nhanh liền sẹo.
– Đảm bảo chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, C, kẽm để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên người bệnh cũng nên kiêng đồ nếp và đồ tanh vì chúng có thể làm cho nốt mụn thủy đậu sưng tấy hơn. Ngoài ra người bệnh thủy đậu cũng nên hạn chế ăn đồ cay nóng, các món xào nhiều dầu mỡ để cơ thể chuyển hóa năng lượng tốt hơn.
– Sau vài ngàytự điều trị mà nhận thấy dấu hiệu bệnh không giảm thì lập tức phải đưa bệnh nhân thủy đậu đến bác sĩ để có những phương pháp điều trị tốt hơn. Có như vậy thì bệnh mới mau khỏi và không bị biến chứng sang các bệnh nguy hiểm khác.
Hạnh Vân
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…