Categories: Nuôi dạy trẻ

Con lười ăn ở nhà, mầm họa khi đi lớp

Tôi nhận ra điểm chung của các vụ trẻ mầm non bị cô giáo đánh từ trước đến nay, đó là các con chỉ bị cô đánh khi ăn…

Bài viết dưới đây là chia sẻ của chị Hà Chũn – một bà mẹ hai con người Việt đang sống tại Malaysia, đồng tác giả hai tập sách – Nuôi con không phải là cuộc chiến và “Ăn dặm không phải là cuộc chiến” – về mối liên quan giữa việc trẻ bị ép ăn ở nhà và nguy cơ bạo hành khi đi học mầm non: 

Hôm qua, nhân dịp facebook có chế độ autoplay mà tôi tình cờ xem các clip bạo hành trẻ em ở các trường mầm non. Thật là dã man quá! Nhưng rồi tôi nhận ra một điểm chung của các vụ bạo hành từ trước đến nay, đó là các con chỉ bị các cô đánh khi ăn (hoặc không chịu ngủ, nhưng tỷ lệ này ít hơn). Các cụ bảo, trời đánh tránh miếng ăn. 

Hình ảnh những đứa bé ngồi thành vòng, ngồi im bất động, ngân ngấn nước mắt sợ hãi, không một chút phản ứng khi cô lôi phụt cái ghế có em bé ngồi trên về phía mình hiện ra trước mắt. Cô nâng bát, con há trong phản xạ của sự sợ hãi kinh hoàng, bởi con biết phản kháng sẽ “ăn đòn”. Nhiều khi trẻ ngồi không chẳng làm gì cũng bị ăn cái tát, vì lúc trước không chịu ăn!

Hãy dạy con cách tự ăn và tìm thấy niềm vui trong việc ăn uống, bé sẽ phải chịu ít nguy cơ bị bạo hành liên quan đến ăn uống khi đến trường. Ảnh: TM.

Vâng, có thể sự tàn nhẫn bắt đầu từ phía cô. Nhưng có thể mầm mống của vấn đề, thực sự sâu xa không nằm ở đó. Làm cha làm mẹ, hãy tự hỏi mình đã chuẩn bị gì cho con khi đi lớp. Hãy nhắm mắt lại suy ngẫm một chút về bữa ăn của bé ở nhà?

Con có bị ăn thụ động không? Con đã tự biết ăn, thích ăn không? Nếu câu trả lời là không, nghĩa là đến trường con sẽ cần cô giúp, cô bón, và ăn trong miễn cưỡng dưới sự chỉ đạo của cô giáo.

Ở nhà con có cần một người chuyên múa may tán thưởng khi ăn không? Nếu có, đến trường cha mẹ kỳ vọng một đội văn nghệ chuyên khen các cháu há mau, nuốt nhanh, ăn giỏi?

Con có cần Iphone, Ipad, TV để dỗ ăn không? Nếu có, cha mẹ có nghĩ ở trường có TV dỗ các con ăn không? 

Con có cần ăn rong hay ra sân chơi để ăn không? Nếu có, bạn có nghĩ cô giáo sẽ mời con ra sân vừa chơi vừa ăn?

Con ăn cơm ở nhà có bị bố mẹ quát nạt, đe nẹt và dọa dẫm? Nếu có, con sẽ quen phải bị dọa dẫm mới chịu nuốt thức ăn, ăn đi kèm với sợ hãi? Vậy bạn chờ đợi điều gì khi con ăn ở trường?

Chưa ở đâu mình thấy trẻ em sợ ăn và bị ép ăn nhiều như ở nước mình. Và điều này bắt đầu từ nhỏ, từ ở nhà. Nếu thế, ta chờ đợi gì khi bé đến trường?

Có nhiều mẹ tâm sự và vui mừng khi con đi học, vì sợ cô, vì được cô bón theo dây chuyền hàng loạt mà ăn tốt hơn. Nhiều mẹ lo lắng, con đi học không được bón như ở nhà, không ăn, sẽ sụt cân.

Hẳn có nhiều đứa trẻ biếng ăn thật sự. Theo thống kê trên thế giới có khoảng trẻ 2% trẻ biếng ăn, còn lại 98% là trẻ em ăn theo nhu cầu và lớn lên bình thường. 

Trẻ em cũng như người lớn, có người gầy người béo, có người vóc dáng nhỏ nhắn có người đô con. Khi chúng ta tự đưa một mục tiêu: ngày hôm nay phải ăn hết bao nhiêu bát cơm, tháng này phải tăng mấy lạng, phải chăng chúng ta đang mua dây buộc rắc rối vào mình. Và buồn hơn, khi chúng ta choàng cái trách nhiệm và mục tiêu ấy vào những người trẻ tuổi, chưa con cái, thiếu kinh nghiệm xã hội mà các con các bạn gọi là “cô giáo”, là chúng ta đang trực tiếp hại mình.

Hãy hỏi mình, ở nhà nếu để tự ăn, con có ăn tốt không? Và hãy kỳ vọng mức thấp hơn ở trường, bởi ở trường không gian rộng và xao lãng hơn ở nhà.

Hãy trang bị cho con khả năng bảo vệ chính mình khỏi những bạo hành trên bằng cách trang bị cho con khả năng tự ăn, kỹ năng và niềm vui trong ăn uống, giảm sự kén ăn. Đó là cách bảo vệ con.

Đồng thời, giảm sức ép cân nặng và khối lượng ăn cho cô giáo. Trẻ chỉ ăn một bữa ở trường, khi đói ở trường về nhà trẻ sẽ tự nhiên ăn bù. Nếu hôm nay ăn ít, mai sẽ ăn nhiều. Bởi ở nhà, chỉ một đứa trẻ biếng ăn đã làm ta sôi máu nóng gan thì hãy tưởng tượng cô giáo, những người không là cha mẹ của con mình, hàng ngày tiếp xúc với hàng chục đứa trẻ như thế, họ sẽ cảm thấy thế nào?

Mà sâu xa và kinh khủng hơn thế, ngay từ trường mẫu giáo, bạo hành đã bắt đầu. Con đến trường với tâm tưởng: bị đánh không sao, bạo hành là bình thường, thì trường thành con sẽ như thế nào? Con chấp nhận bị người khác đánh đập hay chính từ đó phát triển khả năng đi bạo hành người khác. Nên nhớ, trẻ con học và bắt chước rất nhanh và chúng bắt chước người lớn.

Bởi vậy, tôi nghĩ, cho con khả năng tự ăn, tự quyết trong ăn uống chính là bảo vệ con khỏi bạo hành. Và thực sự hy vọng các cha mẹ cân nhắc kỹ các khả năng con có thể làm, để con sẵn sàng tự lập khi bạn trao “cục vàng” của mình cho người khác.

Hà Chũn

Sai lầm của mẹ khiến bữa ăn của trẻ là cực hình Bí quyết để mẹ không bao giờ phải bưng bát cơm chạy theo con

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago