Theo tạp chí khoa học Nature ngày 9/3, đội nghiên cứu gồm các nhà khoa học tại Đại học California (Mỹ) đã điều trị thành công cho 12 trẻ sơ sinh bị đục thủy tinh thể bẩm sinh.
Giáo sư nhãn khoa Kang Zhang, tác giả chính của công trình cho biết nhóm của ông đã rạch một vết nhỏ ở mắt bệnh nhi, loại bỏ phần ống kính tổn thương rồi đưa tế bào gốc vào mắt trẻ tạo nên ống kính mới. Kết quả, mắt bệnh nhi sáng lại và vết rạch lành sau 3 tháng. “Xâm lấn ít xảy ra nếu chúng ta dùng chính tế bào gốc của mình để tái tạo nội tạng”, giáo sư Zhang kết luận.
Trong nghiên cứu còn lại, nhóm chuyên gia từ Đại học Osaka (Nhật Bản) và Cardiff (Anh) nuôi tế bào gốc trong phòng thí nghiệm rồi cấy vào mắt thỏ bị mù giác mạc. Giáo sư Koji Nishida tham gia công trình tuyên bố quá trình phục hồi thị giác của 6 con vật “không xuất hiện biến chứng đáng kể”.
James Tsai, chủ tịch Hội Tai – Mắt Mount Sinai (Mỹ) nhận định liệu pháp tế bào gốc là điều giới y học luôn mong chờ và tin tưởng có thể thực hiện.
Bệnh rối loạn chuyển hóa có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện…
Theo các số liệu thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 7,7%…
Khi nói đến các bệnh về tiêu hóa, chúng ta thường nghĩ ngay đến táo…
Rối loạn chuyển hóa là một căn bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh…
Dậy thì là quá trình phát triển tất yếu của con người. Tuy nhiên, nếu…
Áp lực kỳ thi khiến cho nhiều sĩ tử rơi vào tình trạng căng thẳng,…