Categories: Tin tức y học

Chọn thuốc chữa ngạt mũi ở thai phụ

Hiện tượng ngạt mũi ở phụ nữ có thai là khá phổ biến, đặc biệt vào 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén.

Hiện tượng ngạt mũi ở phụ nữ có thai là khá phổ biến, đặc biệt vào 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén. Thế nhưng việc “chữa mũi” tưởng chừng như đơn giản này lại làm cho cả người bệnh và thầy thuốc đều dè dặt vì sợ thuốc làm ảnh hưởng tới thai nhi.

Thông thường bệnh sẽ tự khỏi khoảng 2-6 tuần sau khi sinh. Nhưng theo GS. F.Krause – nguyên Chủ tịch Hội Tai mũi họng Hoa Kỳ thì 1/3 số bệnh nhân bị viêm mũi sẽ giảm và khỏi sau khi sinh, 1/3 khác viêm mũi không có tiến triển gì thêm và 1/3 còn lại viêm mũi sẽ nặng lên. Nếu những thai phụ nào dùng thuốc nhỏ mũi kéo dài khi mang thai thì triệu chứng ngạt mũi sẽ không giảm sau khi sinh, mà người bệnh sẽ có xu hướng lệ thuộc vào thuốc và sẽ cần đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Thai phụ dùng thuốc chữa ngạt mũi phải theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Điều đầu tiên người bệnh cần được hỏi kỹ về tiền sử dùng thuốc. Một điều quan trọng mà các bác sĩ tai mũi họng châu Âu nhắc nhở các thai phụ là không được dùng thuốc nhỏ mũi (loại thuốc co mạch) quá 3 ngày liên tục.

Giai đoạn đầu tiên là rửa mũi bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%, sau đó dùng thuốc chống phù nề và kháng histamin tại chỗ (xịt mũi). Không dùng kháng histamin toàn thân. Rửa mũi còn được coi là một cách “xì mũi nhân tạo” có vai trò làm sạch các dịch nhầy ở mũi. Sau khi rửa mũi, lượng đại thực bào (một loài tế bào của cơ thể giúp tiêu diệt vi khuẩn) tăng lên rõ rệt, hơn nữa sau khi rửa mũi sẽ làm cho khả năng ngấm thuốc tại đây nhiều hơn, đặc biệt trong viêm mũi dị ứng. Rửa mũi làm giảm lượng kháng nguyên trong niêm mạc mũi cũng như giảm độ tập trung các chất viêm nhiễm trung gian tại chỗ. Người ta khuyên đối với phụ nữ có thai việc rửa mũi cần phải thường xuyên như chúng ta đánh răng hàng ngày, vì dung dịch NaCl 0,9% có thể dùng dài ngày mà không gây nguy hại gì.

Nếu rửa mũi bằng nước muối sinh lý không có kết quả, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ của bạn sẽ cân nhắc và chỉ định dùng loại thuốc xịt corticosteroid (nên dùng loại xịt có tác dụng tại chỗ).

ThS.BS. Phạm Thắng

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

2 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

2 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

2 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

3 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

3 days ago