Categories: Tin tức y học

Chỉ uống thuốc do bác sĩ kê đơn

Sáng dậy, chị Thoa thấy họng mình đau rát, rồi sau đó người ngây ngấy sốt. Nếu là thời còn trẻ chị đã phó mặc cho sức đề kháng của mình.

Sáng dậy, chị Thoa thấy họng mình đau rát, rồi sau đó người ngây ngấy sốt. Nếu là thời còn trẻ chị đã phó mặc cho sức đề kháng của mình. Nhưng nay có tuổi rồi, chị không thể thi gan với bệnh đành đi mua thuốc kháng sinh amoxicilin về uống. Ngày chị uống hai lần, mỗi lần 1 viên. Cứ sau ăn là chị lại lấy thuốc ra uống. Thế nhưng uống đến ngày thứ 4 rồi mà bệnh không thấy đỡ, có vẻ nặng hơn, chị thấy tức ngực, khó thở, ho nhiều… Sốt ruột quá chị Thoa đến bệnh viện khám. Bác sĩ cho chị biết:

Khi có bệnh không được tự ý dùng thuốc mà phải đến bệnh viện để bác sĩ khám và kê đơn thuốc thích hợp.

– Chị bị viêm phế quản và phải dùng thuốc kháng sinh.

– Ở nhà em cũng đã dùng thuốc kháng sinh rồi.

– Chị đã dùng thuốc gì, liều lượng ra sao?

– Dạ, em đã dùng kháng sinh amoxicilin rồi ạ. Nhưng dùng đến 4 ngày rồi mà không thấy đỡ. Hồi còn trẻ, có lần ốm em dùng kháng sinh này vào là bệnh đỡ ngay. Lần này thì chẳng thấy ăn thua gì cả – chị Thoa phân bua với bác sĩ.

– Thế chị uống mấy viên, hàm lượng của thuốc thế nào?

– Em uống 2 viên/ ngày, chia hai lần vào sáng và tối, uống sau bữa ăn. Vừa nói chị Thoa vừa cho bác sĩ xem thuốc chị đã uống.

Nhìn vỉ thuốc, bác sĩ nhận thấy chị uống như vậy là không đủ hàm lượng. Viên thuốc chị uống chỉ có hàm lượng là 250mg. Trong khi đó, lẽ ra phải dùng 2 viên/ lần (500mg), thậm chí còn cao hơn nếu nhiễm khuẩn nặng. Rồi bác sĩ giải thích:

– Bệnh không khỏi là do chị dùng không đủ liều. Khi dùng thuốc không đủ liều như vậy sẽ làm cho nồng độ thuốc trong máu không đủ để diệt vi khuẩn gây bệnh thậm chí làm cho bệnh nặng hơn gây khó chữa. Giờ bệnh từ viêm họng biến chứng xuống viêm phế quản. Nguy hại hơn là còn làm cho vi khuẩn thích nghi với thuốc, gây nhờn thuốc, kháng thuốc… rất nguy hiểm. Ngoài ra, trong phần lớn các trường hợp nhiễm khuẩn, cần tiếp tục uống thuốc ít nhất 48 – 72 giờ sau khi bệnh nhân không còn triệu chứng hoặc có bằng chứng đã hết nhiễm khuẩn mới đạt yêu cầu. Vì vậy, khi có bệnh chị cần đi khám và được dùng thuốc thích hợp (về thuốc, về liều dùng và thời gian dùng). Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ. Giờ chị phải dùng tới kháng sinh mạnh hơn mới khỏi được.

Đi khám, chị Thoa được bác sĩ kê đơn dùng loại kháng sinh thích hợp và dặn dò kỹ về cách uống, liều lượng của thuốc. Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ nên lần này uống thuốc được 3 ngày là chị đã thấy bệnh thuyên giảm rồi. Thêm 2 ngày uống nữa bệnh của chị tiến triển tốt, không còn ho nhiều, đau tức ngực. Chị nghĩ, lần sau cứ bị ốm là phải đi bác sĩ để khám bệnh, để đỡ lãng phí tiền thuốc mà bệnh lại nhanh khỏi…

Bảo Lâm

Nguồn: SKDS

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago