Categories: Sức khoẻ

Chị em truyền tai những món cháo bổ dưỡng cho ngày “đèn đỏ”

Trong những ngày “đèn đỏ” mệt mỏi và khó chịu, phụ nữ cần được nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Một giải pháp hữu hiệu để chị em nhanh chóng vượt qua thời gian này đó là bổ sung những món cháo thơm ngon, có tác dụng tăng cường sức khỏe và điều hòa kinh nguyệt.

Cứ "đến ngày" là ăn cháo ích mẫu

Có nhiều chị em, cứ đến kỳ "đèn đỏ"là đau bụng dữ dội, người mệt lả, tái mét. Như trường hợp của chị Thu Thủy (Đống Đa – Hà Nội) cũng vậy. Chị kể, có những tháng chị đau bụng đến mứcphải dùng tới cả thuốc giảm đau nhưng vài tháng trở lại đây, chị đã tìm ra bí kíp cho những ngày này mà không cần nhờ đến thuốc. Đó là món cháo ích mẫu nấu với đường đỏ. Chị cho hay: “Từ ngày biết cách làmmón cháo ích mẫu nấu với đường đỏ để ăn trong kỳ "đèn đỏ",tôi thấy những ngày nàytrôi qua thật nhẹ nhàng”.Chị Thủy chia sẻ cách nấu cháo ích mẫu như sau:

Chuẩn bị:

Ích mẫu 120g

Gạo 50g

Đường đỏ

Ảnh minh họa

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, chị Thủy bắt tay vào thực hiện các bước.

Bước 1: Ích mẫu rửa sạch, cắt khúc

Bước 2: Cho ích mẫu vào nồi nước đun sôi rồi bỏ bã lấy nước

Bước 3: Vo gạo sạch rồi đổ nước ích mẫu vào nấu thành cháo.

Bước 4: Đun nhỏ lửa tới khi cháo nhừ, có độ sánh nhuyễn là được.

Bước 5: Trước khi múc cháo ra bát ăn thì cho thêm chút đường đỏ (tùy vào độ ngọt của mỗi người).

Vậy là cứ "đến ngày" là chị chăm chỉ nấu cháo ích mẫu để ăn sáng. Chị nói đó là thời điểm tốt nhất để ăn cháo, giúpđiều hòa kinh nguyệt. Món cháo này còn có tác dụng chữa rong kinh, đẩy những cục máu đông, máu cục ra ngoài nhanh nhất.

Món cháo tôm nõn với hẹ

Chị Thủy đem bí kíp của mình truyền cho chị em cùng phòng để họáp dụng. Cùng chủ đề các món cháo cho ngày đèn đỏ đó, chị Lan Hương cùng phòng với chị Thủy cũng chia sẻ món cháo tôm nõn nấu hẹ mà chị cũng chăm chỉ làm mấy tháng nay. Đây cũng là một món ngon, rất tốt cho chị em những ngày đến tháng. Chị Hương chia sẻ: “Cứ tuần "đèn đỏ", tôi duy trì ăn cháo tôm nõn nấu hẹ, mấy tháng nay tôi đều làm như thế và quả thật là tác dụng trông thấy. Giờ đến kỳ kinh nguyệttôi cũng bớt mệt mỏi và đau bụng hơn”.

Để nấu món cháo này, chị Hương chỉ cần chuẩn bị: tôm nõn 10g, gạo 100g, rau hẹ,nước vừa đủ.

Ảnh minh họa

Đầu tiên chị ngâm tôm nõn với nước ấm khoảng 1 tiếng, sau đó rửa sạch để ráo nước. Rồi giã nhỏ tôm. Còn rau hẹ chị chỉ việc nhặt sạch rồi thái khúc chờ cháo chín cho vào.

Sau khi sơ chế nguyên liệu xong, chị Hương cho gạo vào nấu cháo. Khi cháo chín nhừ thì cho tôm nõn vào, tiếp tục đun sôi. Nêm nếm gia vị vừa ăn là chị đã có món cháo tôm nõn nấu hẹ ngon miệng. Chị Hương còn cẩn thận nhắc thêm: "Hẹ thì phải cho vào sau cùng, khi nào ăn mới cho không sẽ bị nồng, mất vị thơm của hẹ".

Một số món cháo ngon, bổcho ngày "đèn đỏ" khác

Món cháo sò huyết

Chuẩn bị:

Sò huyết 1kg

Gạo tẻ 200g

Đậu xanh

Gia vị: bột canh, hạt nêm, hạt tiêu (có thể không có)

Ảnh minh họa

Cách làm:

Bước 1: Rửa sạch sò huyết.

Bước 2: Lấy dao tách lấy ruột.

Bước 3: Vo gạo và đậu xanh thật sạch.

Bước 4: Cho gạo và đậu vào đun nhừ nhuyễn thành cháo.

Bước 5: Cho sò huyết vào cháo nấu chín, nêm nếm gia vị vừa ăn và ăn nóng(Có thể thêm hạt tiêu, món cháo sẽ thơm ngon hơn).

Món cháo sò huyết này là món có chứa nhiều canxi, có tác dụng bổ máu rất tốt cho phụ nữ mới sinh con và là một món được nhiều chị em lựa chọn cho những ngày đến tháng.

Món cháo đậu xanh gan lợn

Chuẩn bị:

Đậu xanh 20g

Gạo tẻ 50g

Gan lợn 200g

Gia vị: hành khô, bột canh, hạt nêm, hành tươi…

Cách làm:

Bước 1: Vo gạo và đậu xanh thật sạch.

Bước 2: Cho gạo và đậu vào nấu thành cháo.

Bước 3: Làm sạch gan lợn và băm nhỏ. Sau đó phi hành khô rồi cho gan vào đảo sơ.

Bước 4: Cho gan vào cháo nấu cùng, nêm nếm gia vị vừa đủ và thưởng thức.

Lưu ý: Trước khi làm gan bạn cần dùng dao khứa bề mặt gan rồi ngâm khoảng 30 phút để gan tiết hết độc tố, rửa sạch rồi mới bắt đầu sơ chế.

Sự kết hợp giữa đậu xanh và gan làmnên món cháo bổ dưỡng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, tiêu độc, bổ máu. Đây là món rất phù hợp với phụ nữ trong những ngày “đèn đỏ”.

Hạnh Vân

Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

Tòa soạn Emdep.vn

Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội

Điện thoại: 0437959783

Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn

Hotline:0914926900

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

7 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

1 day ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

3 days ago