Categories: Tin tức

Chị em rủ nhau xếp đầy tỏi vào đáy chai đem phơi nắng, thành quả thưởng thức quanh năm không hết

Chị em đang truyền tay nhau phương pháp thủy canh tỏi siêu đơn giản, thành quả ăn quanh năm không hết. Điều đặc biệt hơn chẳng phải lo chất hóa học đảm bảo sức khỏe cho gia đình.

Tỏi là một gia vị thường được dùng thêm vào các món ăn bởi hương vị thơm ngon và những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Tỏi chứa ít calo, chỉ khoảng 42 calo trong mỗi khẩu phần ăn và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như vitamin C, vitamin B6, mangan, selen, kali và canxi.

1. Dùng dao cắt lấy đáy chai nhựa, chiều cao khoảng 10 cm.

Chiếc đáy chai nhỏ này sẽ là nơi chúng ta dùng để thủy canh tỏi.

Bạn có thể chuẩn bị 2 hoặc 3 chiếc đáy chai đơn giản như vậy.

2. Chọn khoảng 3 củ tỏi giống mẩy không bị héo, trầy xước.

3. Bóc vỏ, ngâm tép tỏi trong nước lọc trong khoảng 12 giờ.

4. Sau đó xếp tỏi gọn gàng vào đáy chai đã cắt sẵn.

5. Đổ nước vào xâm xấp mặt tỏi, chừa một chút chóp để ra mầm.

6. Đặt ở nơi thông thoáng và có ánh nắng.

7. Giờ bạn có thể thư thái ngắm những mầm tỏi xanh mướt lớn lên từng ngày.

Khi mầm tỏi nhô tương đối cứng cáp, bạn có thể trồng chúng xuống đất vườn hoặc trồng trong các thùng xốp, lấp đất kín các tép tỏi. Rễ tỏi sẽ phát triển nhanh và mạnh nếu gặp thời tiết ấm áp.

Sau từ 2 – 3 tháng, tỏi sẽ ra hoa. Hoa tỏi mọc thành cụm trên đầu một trục hình trụ từ thân củ kéo dài ra. Bạn có thể thu hoạch những thân trụ và hoa – được gọi là ngồng tỏi để chế biến các món xào cực hấp dẫn.

Để thu hoạch tỏi đúng thời điểm, bạn hãy quan sát phần lá tỏi. Số lá tỏi mọc quanh thân tương ứng với số tép của củ bên dưới. Khi 1/2 số lá khô héo có nghĩa tỏi đã sẵn sàng để bạn thu hoạch.

Video: Làm Vườn Phiên Bản Samurai

Hải Yến (TH) 

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

3 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

4 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

5 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

5 days ago