Categories: Tin tức

Chấp nhận dung sai chất lượng thực phẩm nhưng phải công khai

“Các doanh nghiệp có thể đưa ra mức dung sai cao nhất 20% đối với các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm nhưng phải ghi trên nhãn mác để người tiêu dùng có thể nhận biết”, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh.

TS Nguyễn Thanh Phong trong phần trình bày tại hội thảo. Ảnh Trần Ngọc Kha.

Ngày 12/9, Cục An toàn thực phẩm (ATTP – Bộ Y tế) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Nhóm Công tác phát triển ngành thực phẩm đồ uống (VFBG) tổ chức cuộc đối thoại chính sách về quản lý ATTP theo Nghị quyết 19-2016/NQ-CP và Nghị quyết 35-2016/NQ-CP.

Các sản phẩm thực phẩm chế biến thường có thời hạn sử dụng nhất định, thường trong vòng 1 năm. Trong thời gian đó, hàm lượng các chất giảm sút trong quá trình bảo quản, lưu kho, nhất là dưỡng chất.

Tuy nhiên, “cần có quy định về khoảng dung sai để các sản phẩm thực phẩm này có thể xuất khẩu ra nước ngoài cũng như nhập khẩu thực phẩm từ nước ngoài vào Việt Nam lưu thông một cách thuận lợi” như cách đặt vấn đề của TS E-Song Tee, nguyên trưởng Trung tâm Nghiên cứu Tim mạch, dinh dưỡng và tiểu đường, Viện Nghiên cứu Y khoa, Bộ Y tế Malaysia tại hội thảo.

Cũng về vấn đề này, TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế nước ta cho hay: “Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động theo quy đinh của pháp luật và các điều ước trong nước và quốc tế mà Việt Nam cũng là thành viên, bên cạnh việc bảo vệ người tiêu dùng được coi nhiệm vụ ưu tiên số 1”.

TS Nguyễn Thanh Phong cho rằng, hiện nay nước ta chưa có những quy định về khoảng dung sai này. Tại các nước khác cũng vậy – ông cho biết thêm – vẫn chưa có nước nào quy định chuẩn dung sai.

Tuy vậy, ngoài có luật ATTP còn có luật về chất lượng hàng hoá, Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn, Luật thương mại quan tâm đến vấn đề này. Ví dụ như Nghị định 185 của Chính phủ, quy định nếu chất lượng sản phẩm đạt dưới 70% so với đăng ký thì có thể coi đó là hàng giả.

“Xét nghiệm kiểu gì thì xét nghiệm cũng không thể có dung sai nhiều đến hàng chục phần trăm như vậy” – ông nhấn mạnh. “Các doanh nghiệp có thể đưa ra mức dung sai cao nhất 20% đối với các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm nhưng phải ghi trên nhãn mác để người tiêu dùng có thể nhận biết”, theo ông Phong.

Ngọc Kha

Nguồn: Đại đoàn kết

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

2 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

2 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

2 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

3 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

4 days ago