Categories: Thuốc

Cháo thuốc trường sinh

Ăn uống là việc không thể thiếu được trong đời sống thường ngày và cũng là một phương thức tốt nhất để phòng chống bệnh tật, giữ gìn sức khỏe,

Cháo cùi nhãn bổ tâm tỳ, an thần.

Ăn uống là việc không thể thiếu được trong đời sống thường ngày và cũng là một phương thức tốt nhất để phòng chống bệnh tật, giữ gìn sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp và kéo dài tuổi thọ. Phép dưỡng sinh của người xưa rất chú trọng đến việc ăn uống. Dùng cháo vào buổi sáng và buổi tối rất có lợi cho sự tiêu hóa, làm nhẹ sự hoạt động của dạ dày khi ngủ. Còn sau khi ốm, ăn cháo có tác dụng tốt cho việc hồi phục cơ thể.

Xin giới thiệu tới bạn đọc một số món cháo giúp nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ.

Cháo hạt dẻ: hạt dẻ 150g, gạo lức 100g. Hạt dẻ ninh chín rồi đổ gạo đã vo sạch vào nồi cùng ninh tiếp đun to lửa cho sôi, rồi chuyển nhỏ lửa ninh nhừ. Khi nào trên mặt cháo hình thành lớp váng là được. Ăn nóng lúc đói. Tác dụng: bổ thận mạnh xương cốt, khỏe tì vị, chữa tỳ hư khí nhược, ăn uống không ngon, đầu váng chóng mặt, chân tay mềm yếu.

Cháo tủy bò vừng đen: cốt tủy bò 25g, vừng đen 25g, hoa quế ướp 100g, đường trắng 50g, gạp nếp 100g. Nếp, vừng vo đãi sạch cho vào nồi đất, nước 1lít đun to lửa cho sôi, sau chuyển nhỏ lửa ninh nhừ thành cháo rồi đổ hoa quế ướp vào là xong. Ăn lúc nóng, ngày 1 lần. Tác dụng: bổ thận, nhuận phổi tráng dương, mạnh tì vị. Chữa bệnh gầy yếu mệt mỏi, ủ rũ, tả lị, tiêu khát. Dùng thường xuyên có thể kéo dài tuổi thọ.

Cháo hạt đào: nhân hạt đào 50g, gạo lức 50g. Nhân hạt đào rửa sạch giã nát và cho gạo đã vo sạch vào cùng nồi, đổ 500ml nước, đun to lửa cho sôi sau chuyển đun nhỏ lửa ninh nhừ thành cháo. Ăn nóng sáng và tối. Tác dụng: dưỡng tì vị, bổ thận cố tinh, tiểu thạch, thông tiểu tiện, ho lao, lưng đầu gối đau buốt, chân tay yếu, mất ngủ sức khỏe giảm sút. Dùng lâu kéo dài tuổi thọ.

Cháo sâm kỳ: nhâm sâm 3 -5g, hoàng kỳ lương 30 – 50g, gạo lức 100g, đường trắng tùy ý. Trước hết đem hoàng kỳ nướng, nhân sâm thái thành lát mỏng. Nước vừa đủ. Cho 2 thứ vào nồi đun sôi, sau cho nhỏ lửa ninh thành nước thuốc đặc rồi lọc lấy nước lần 1, lại đun lấy nước lần 2. Lọc bỏ bã, hợp nước 2 lần lại, đổ gạo đã vo sạch vào nấu thành cháo, cho đường trắng vào ăn. Ngày ăn 1 lần, 4 – 5 ngày 1 liệu trình. Nghỉ 2 – 3 ngày lại tiếp tục ăn. Tác dụng: bổ chính khí, chữa hư tổn, khỏe tỳ vị, chống suy lão. Thích hợp với bệnh nội thương, ngũ tạng hư suy, tuổi già cơ thể suy nhược, khí huyết hư suy.

Cháo vừng đen: vừng đen 30g, gạo lức 100g. Vừng đen phơi khô sao chín giã nhỏ. Cho gạo đã vo sạch với vừng và 1 lít nước đun sôi, sau nhỏ lửa ninh nhừ thành cháo, chia 2 – 3 lần ăn trong ngày. Tác dụng: bổ gan thận nhuận ngũ tạng, chữa các chứng thân thể hư nhược, đầu tóc bạc sớm, đại tiện táo, đầu choáng mắt hoa, thiếu máu, ung thư dạ dày.

Cháo cùi nhãn: cùi nhãn 100g, gạo lức 100g. Cho gạo vo sạch và cùi nhãn vào nồi với 1 lít nước đun sôi rồi nhỏ lửa ninh nhừ thành cháo. Ăn trong ngày. Tác dụng: bổ tâm tỳ, an tâm thần. Chữa bệnh mất ngủ, sút cân, thiếu máu. Dùng lâu có lợi cho việc nâng cao trí nhớ, tăng cường sức khỏe và nâng cao thể chất.

Cháo đảng sâm: đảng sâm 30g, phục linh 15g, trứng gà 1 quả, gạo lức 50g. Cho nước ninh đảng sâm, phục linh, lọc bỏ bã, lấy nước thuốc cho gạo vo sạch vào ninh nhừ thành cháo, cháo chín đập trứng gà vào quấy đều, cho muối gia vị là được. Ngày ăn 2 – 3 lần. Tác dụng: bổ tỳ vị, ích khí, chữa các chứng hư yếu, sau khi ốm ăn uống kém, ngày càng gầy yếu.

Hạt dẻ nấu cháo là món ăn bổ thận, mạnh xương cốt.

Cháo nhục thung dung: nhục thung dung 30g, gạo lức 100g. Gạo vo sạch cùng nhục thung dung cho vào nồi, đổ nước 1lít, đun sôi rồi nhỏ lửa ninh nhừ thành cháo, cho gia vị. Ăn lúc sáng và tối. Người âm hư, táo bón thực nhiệt không dùng. Tác dụng: bổ thận ích tinh, cố bản dưỡng nhan, ôn bổ hạ nguyên, ấm tử cung.

Cháo chim sẻ: chim sẻ 5 con, hành củ 3 khóm, rượu vang 15g, kê 50g. Vặt lông chim sẻ, mổ bỏ nội tạng, rửa sạch thái nhỏ bỏ vào nồi rang, sau đó đổ rượu vào xào qua, cho nước và đổ gạo đã vo sạch vào, đun cho sôi rồi chuyển đun nhỏ lửa ninh nhừ. Đợi cháo sắp chín bỏ hành và gia vị vào đun thêm chút ít là xong. Ăn lúc đói, ngày 1 lần. Tác dụng: ích khí tráng dương mạnh gân cốt, ôn bổ hạ nguyên tán hàn lý khí. Chữa bệnh thần kinh suy nhược, liệt dương, lưng đau gối mỏi, hành kinh đau bụng. Dùng thường xuyên, thân thể luôn khỏe mạnh.

Cháo củ từ: củ từ 30g, ý dĩ nhân 30g, liên nhục 15g, táo đỏ 10 quả, kê 100g, đường trắng vừa đủ. Gạo, kê vo sạch cùng 4 vị kia cho vào nồi, đổ 1 lít nước đun sôi rồi hạ nhỏ lửa ninh nhừ, cho đường trắng vào là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói. Tác dụng: khỏe tỳ ích khí. Chữa chứng tỳ hư ăn ít, ăn không tiêu, bụng trướng, đại tiện loãng, chân tay mệt mỏi ủ rũ, rã rời.

Lương y Minh Chánh

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago