Categories: Hô hấp

Chẩn đoán và điều trị các dạng viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng viêm ở phổi thường do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra. Viêm phổi là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với người già, người có bệnh mạn tính, bị suy giảm miễn dịch và trẻ em. Các triệu chứng của viêm phổi thường bắt đầu sau 2 – 3 ngày khi đường hô hấp trên bị nhiễm trùng

1.  Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm phổi

Dấu hiệu:

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi thường rất giống với cảm lạnh và cúm. Đau ngực là triệu chứng hay gặp nhất. Một số triệu chứng khác thường thấy gồm:

–         Sốt

–         Ớn lạnh

–         Ho

–         Thở nhanh bất thường

–         Thở khò khè

–         Nôn mửa

–         Đau ngực

–         Đau bụng

–         Giảm hoạt động

–         Biếng ăn hoặc bú kém (ở trẻ sơ sinh)

Trong những trường hợp nặng hơn, môi và móng tay trẻ có thể bị xanh hoặc xám.

Triệu chứng:

Đôi khi ở trẻ chỉ có một triệu chứng là thở nhanh. Khi viêm phổi nằm ở dưới phổi gần bụng, trẻ có thể không có triệu chứng về hô hấp nhưng có thể bị sốt và đau bụng hoặc nôn mửa. Tùy từng nguyên nhân mà triệu chứng có thể khác nhau:

Viêm phổi do vi khuẩn: triệu chứng thường xảy ra tương đối nhanh, bao gồm rét run, sốt cao, ra mồ hôi, khó thở, đau ngực, ho đờm đặc màu xanh hoặc màu vàng. Viêm phổi do vi khuẩn thường khu trú ở một vùng (thuỳ) phổi và được gọi là viêm phổi thuỳ.

Viêm phổi do virus: Các triệu chứng thường xảy ra từ từ và ít nghiêm trọng hơn so với viêm phổi do vi khuẩn. Khoảng hơn một nửa các trường hợp viêm phổi là do virus. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng giống cúm, ho khan, đau đầu, sốt, đau cơ và mệt mỏi. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể có khó thở và ho khạc đờm trong hoặc màu trắng. Người bị viêm phổi virus cũng có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn.

Viêm phổi do mycoplasma: Các triệu chứng giống với viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus, tuy nhiên các triệu chứng thường nhẹ và bệnh nhân có thể thậm chí không biết mình bị viêm phổi.

Viêm phổi do nấm: Một số loại nấm có thể gây viêm phổi, mặc dù ít gặp. Một số người có thể có rất ít triệu chứng, nhưng một số người có thể bị viêm phổi cấp và dai dẳng.

Viêm phổi do Pneumocystis carinii: là một bệnh nhiễm trùng cơ hội hay gặp ở người nhiễm HIV/AIDS. Người có hệ miễn dịch suy yếu do ghép tạng, hóa trị liệu hoặc điều trị corticosteroids hay các thuốc ức chế miễn dịch khác cũng có nguy cơ. Triệu chứng của viêm phổi do Pneumocystis carinii bao gồm ho dai dẳng, sốt và khó thở.

2.      Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh của viêm phổi khác nhau tuỳ thuộc vào các loại virus hay vi khuẩn gây bệnh. Một số thời kỳ ủ bệnh thường gặp: do RSV là từ 4-6 ngày, do virus cúm là từ 18 đến 72 giờ.

3.      Xét nghiệm và chẩn đoán

–         Tiếng ran ở phổi khi nghe bằng ống nghe.

–         Chụp X quang phổi để xác định viêm phổi cũng như vị trí và phạm vi của tổn thương ở phổi.

–         Xét nghiệm máu và xét nghiệm đờm.

4.      Điều trị bệnh viêm phổi

Việc điều trị thường tuỳ theo mức độ nặng của triệu chứng và loại viêm phổi.

Viêm phổi do vi khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh. Để phòng ngừa hiện tượng kháng thuốc, cần dùng đủ liều kháng sinh kể cả khi bệnh đã thuyên giảm.

Viêm phổi do virus: Kháng sinh không có tác dụng. Bệnh nói chung được điều trị giống như với cúm: nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

Viêm phổi do mycoplasma được điều trị bằng kháng sinh. Một số trường hợp bệnh có thể rất nhẹ và không cần điều trị.

Viêm phổi do nấm sẽ được điều trị bằng thuốc chống nấm.

Đa số trường hợp viêm phổi do vi khuẩn có thể được chữa khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Viêm phổi do virus có thể kéo dài lâu hơn. Viêm phổi do Mycoplasmal có thể phải mất 4 – 6 tuần mới hoàn toàn bình phục.

5.      Quá trình lây lan

Bệnh viêm phổi do vi khuẩn và virus thường lây qua chất dịch phát tán từ mũi hoặc miệng người bệnh. Bệnh có thể lây khi người bệnh ho hoặc hắt hơi vào người khác, qua dùng chung ly uống nước và dụng cụ đựng thức ăn, sờ vào khăn giấy hoặc khăn tay mà người bệnh đã sử dụng.

6.      Phòng bệnh viêm phổi

Đã có vaccine ngừa bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây viêm phổi. Trẻ thường được chủng ngừa chống virus cúm Haemophilus và virus gây chứng ho lâu ngày, bắt đầu từ khi trẻ được 2 tháng tuổi. Hiện cũng đã có vaccine chống khuẩn cầu phổi (PCV) – nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi do vi khuẩn.

Trẻ mắc các bệnh mạn tính, đối tượng đặc biệt có nguy cơ mắc các dạng viêm phổi, có thể được tiêm thêm vaccine hoặc thuốc bảo vệ miễn dịch. Vaccine cúm thường được khuyên dùng cho trẻ mắc các bệnh mạn tính như rối loạn tim hoặc phổi mạn tính, hen suyễn cũng như cho trẻ khoẻ mạnh.

Trẻ sơ sinh sinh non có thể được tiêm chống RSV – có thể gây viêm phổi khi trẻ lớn. Bác sĩ cũng có thể cho trẻ dùng kháng sinh ngừa bệnh để ngăn viêm phổi.

Nhìn chung, viêm phổi không lây lan nhưng virus đường hô hấp trên có thể dẫn tới viêm phổi, vì vậy biện pháp tốt nhất để phòng viêm phổi là:

–         Tiêm vaccin đầy đủ

–         Rửa tay thường xuyên

–         Không hút thuốc lá

–         Ăn uống hợp lý và thường xuyên luyện tập để tăng cường thể lực.

–         Đối với trẻ em nên giữ trẻ tránh xa những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

15 mins ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

27 mins ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago