Categories: Thuốc

Cây thường sơn chữa sốt rét

Thường sơn còn có tên gọi là hoàng thường sơn, thục tất, áp niệu thảo, kê niệu nảo. Là một loại cây nhỡ, cao 1-2m, thân rỗng, dễ gãy, vỏ ngoài nhẵn màu tím.

Lá và hoa thường sơn.

Thường sơn còn có tên gọi là hoàng thường sơn, thục tất, áp niệu thảo, kê niệu nảo. Là một loại cây nhỡ, cao 1-2m, thân rỗng, dễ gãy, vỏ ngoài nhẵn màu tím. Lá mọc đối, hình mác, hai đầu nhọn, dài 13-20cm, rộng 35-90mm, mép có răng cưa, mặt trên xanh, mặt dưới tím đỏ, gân tím đỏ, không có lông hoặc hơi có lông. Hoa nhỏ màu xanh lam hay hồng, mọc thành chùm nhiều hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Quả mọng, khi chín có màu xanh lam, đường kính 5mm, một ngăn, hạt nhiều, nhỏ, hình lê, có mạng ở mặt, dài không đầy 1mm.

Cây thường sơn mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền rừng núi nước ta như Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Lào Cai… Thu hái vào mùa thu, đào rễ về rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô. Nếu dùng lá thì hái quanh năm nhưng tốt nhất vào lúc cây sắp và đang ra hoa. Hái lá về rửa sạch, phơi khô, có thể dùng tươi. Cây thường sơn cho các vị thuốc sau: Vị thường sơn là rễ phơi hay sấy khô. Vị thục tất là lá và cành phơi hay sấy khô.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại chất ancaloit trong cây thường sơn có tác dụng chữa sốt rét mạng hơn quinine gấp 100 lần. Cao thường sơn trên lâm sàng có tác dụng rõ rệt chữa sốt rét nhưng thường có nhược điểm là gây nôn, làm bệnh nhân khó chịu.

Theo y học cổ truyền, thường sơn có vị đắng, tính hàn, có độc, vào 3 kinh phế, tâm và can, có tác dụng thổ đờm, triệt ngược, thanh nhiệt hành thuỷ. Dùng chữa sốt rét mới bị hay đã lâu ngày, lão đờm tích ẩm, dẫn tới đờm đi lên sinh nôn mửa. Thường sơn là vị thuốc được dùng từ lâu đời trong Đông y để chữa bệnh sốt rét rất có hiệu quả, ngoài ra còn dùng chữa sốt thường, nhưng có nhược điểm là gây nôn. Nếu phối hợp với các vị thuốc khác ít nôn hơn. Liều thường dùng là 6-12g, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Vị thuốc thường sơn.

Đơn thuốc chữa sốt rét:

– Chữa các chứng sốt rét: Thường sơn 6g, binh lang 2g, thảo quả 1g, cát căn 4g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Theo kinh nghiệm hễ sốt nhiều rét ít thì tăng liều cát căn lên tới 10g; nếu rét nhiều hơn sốt thì tăng liều thảo quả lên tới 3-4g. Đơn thuốc này ít gây nôn.

– Chữa sốt rét và sốt thường (Thường sơn cam thảo thang): Rễ thường sơn 10g, cam thảo 3g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Đơn này dễ gây nôn.

– Cao thường sơn chữa sốt rét: Rễ thường sơn 12g, binh lang 12g, miết giáp 12g, ô mai 3 quả, táo đen 3 quả, cam thảo 3 miếng. Thêm nước vào sắc kỹ, lọc và cô đặc còn 3g. Người lớn uống ngày 1-2 lần, mỗi lần 3g. Toàn liều điều trị chứng 12-18g là khỏi. Đơn thuốc này không gây nôn.

(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi)

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Giải pháp loại bỏ chứng ợ hơi liên tục do SIBO

Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…

17 hours ago

Viêm miệng mủ sùi cảnh báo viêm loét đại tràng

Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…

1 day ago

Tác động từ môi trường gây tổn thương gan

Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…

1 day ago

Tiêu thụ nhiều muối gây tổn thương gan

Muối rất cần thiết đối với cơ thể tuy nhiên thừa muối gây ra nhiều…

1 day ago

Công nghệ sinh học giải độc cho gan

Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…

2 days ago

Bí quyết giải độc gan từ các loại cây thảo dược

Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…

2 days ago