Đông y

Cây mật nhân: những lưu ý quan trọng cần nhớ

Cây mật nhân có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh nhưng để đảm bảo an toàn, phát huy hiệu quả khi sử dụng mật nhân cần ghi nhớ những điều sau đây.

Cây mật nhân hay cây mật nhơn, cây bá bệnh, cây bách bệnh, cây hậu phác nam. Các bộ phận của cây bao gồm: lá, thân, rễ, quả có thể điều chế thành nhiều dạng khác nhau như thành dạng viên, dạng bột, sắc lấy nước cốt, điều chế thành cao, ngâm cùng sáp mật ong, ngâm rượu.

Rễ của cây có vị đắng, tính mát khi thu hoạch về sẽ được băm nhỏ đem tẩm rượu, sao vàng để điều trị một số chứng bệnh như khí hư huyết kém, ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, trong ngực có cục tích (tức ngực, nghẹn, khó thở), gân xương yếu mỏi, chân tay tê nhức, nôn mửa, tả lỵ, tứ thời cảm mạo, say rượu và tẩy giun.

Vỏ của thân cây cũng được sử dụng làm thuốc bổ, điều trị bệnh ăn không tiêu khi kết hợp với rễ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau lưng, đau nhức mỏi, đau bụng kinh, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung.

Quả của cây còn được sử dụng làm thuốc để điều trị bệnh tiêu chảy, bệnh lỵ, lá của cây sẽ được dùng để trị ghẻ, lở ngứa trên da.

Bên cạnh đó, cây mật nhân có chứa E. Longifolia có tác dụng kích thích hoạt động lưu thông khí huyết, tăng cường khả năng sản sinh testosterone từ đó giúp cải thiện sinh lý nam giới. Hợp chất acetone có trong lá, thân cây mật nhân có khả năng chống lại hoạt động của vi khuẩn, hỗ trợ điều trị xơ gan, bệnh viêm loét dạ dày.

Chiết xuất từ cây mật nhân còn có tác dụng giảm tình trạng đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, điều trị rối loạn tiêu hóa, trị ghẻ nở, ngứa rát chân tay, kích thích cảm giác ngon miệng, điề trị đau mỏi xương khớp, giải độc cơ thể, giải rượu.

Dù sở hữu dược tính khá mạnh, hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh, có lợi cho sức khỏe nhưng không vì vậy mà chúng ta lạm dụng. Cây mật nhân cũng có thể gây ra tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, đúng đối tượng.

Những ai không nên sử dụng cây mật nhân

Do cây mật nhân có khả năng thúc đẩy hoạt động học sinh hormone testosterone nên mật nhân không thích hợp sử dụng với người bị tim mạch, đái tháo đường, bệnh lý liên quan đến thận,… Thành phần kích thích sản sinh testosterone dễ ảnh hưởng đến hiệu quả phục hồi của những người mắc bệnh này.

+ Những người gặp vấn đề liên quan đến nội tạng.

+ Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú.

+ Trẻ em dưới 9 tuổi.

+ Người dị ứng với thành phần trong mật nhân không nên sử dụng tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe

+ Người bệnh vừa hồi phục cũng không nên sử dụng các bài thuốc chứa dược liệu mật nhân.

Nếu trong quá trình sử dụng cơ thể xuất hiện các triệu chứng như: cơ thể nôn nao, chóng mặt, dị ứng da, đường huyết đột ngột giảm bất thường, buồn nôn cần lập tức ngưng sử dụng. Ngoài ra, trước khi sử dụng cây mật nhân để điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc cần thông báo với bác sĩ điều trị các loại thuốc đang sử dụng (thuốc kê đơn, thực phẩm chức năng, thuốc kê đơn) để tránh tương tác thuốc gây nguy hiểm cho sức khỏe.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Ngộ độc rượu mật nhân: cách nhận biết, sơ cứu chuẩn xác nhất

Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây mật nhân chuẩn xác

Kinh nghiệm trồng cây mật nhân trong vườn nhà

Những bài thuốc trị bệnh hay từ cây mật nhân

Những bài thuốc hay từ cây xạ vàng

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ gây bệnh gan

Trong cơ thể, gan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng liên quan đến hoạt…

24 hours ago

Mối liên hệ giữa SIBO và bệnh trứng cá đỏ

Bạn có biết rằng có thể có mối liên hệ giữa tình trạng da mắc…

2 days ago

Vai trò của gan và giải pháp bảo vệ gan khoẻ mạnh

Trong cơ thể con người, gan là cơ quan nội tạng lớn nhất đảm nhiệm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây khế điều trị bệnh

Các bộ phận của cây khế đều có những công dụng điều trị bệnh hiệu…

4 days ago

Wushu môn thể thao đẹp mắt và những lợi ích cho sức khoẻ

Wushu là môn võ kết hợp tinh hoa các võ phái cổ truyền gồm Thiếu…

4 days ago

Bài thuốc chữa bệnh cực hay từ cây khế

Khế không chỉ là thực phẩm mà trong Đông y, cây khế còn được sử…

7 days ago