Categories: Sức khoẻ

Cây lá lốt và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Đối với người dân Việt Nam, lá lốt là loại rau được dùng phổ biến trong ẩm thực bởi vị thơm, ngon và rất giàu vitamin. Không chỉ vậy, trong y học cổ truyền lá lốt còn là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.

Tác dụng đặc biệt của cây lá lốt

Cây lá lốt (tên khoa học là Piper lolot C. DC) thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), là một loại cây thảo sống dai, thường mọc nơi ẩm ướt. Lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm.

Lá của cây lá lốt là lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá, cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành cụm ở nách lá. Quả mọng, chứa một hạt. Lá lốt thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt.

Công dụng: Ôn trung (làm ấm bụng);Tán hàn (trừ lạnh); Hạ khí (đưa khí đi xuống);

Chỉ thống (giảm đau); Yêu cước thống (đau lưng, đau chân), Tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài), Trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu…

Trong dân gian, lá lốt dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác như rễ cỏ xước, lá xương sông, rễ bưởi bung… sắc lấy nước uống hoặc ngâm tay chân có tác dụng chữa chứng đau nhức xương khớp, đau vùng ngực và bụng do lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi tay, chân, mụn nhọt, đau đầu, đau răng…

Phương pháp chữa bệnh từ cây lá lốt

Chữa chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân

Phương pháp:  Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Ngoài ra có thể dùng lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 chén nước còn 1chén. Chia 2 lần/ngày, uống trong 7 ngày liên tục. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.

Chữa đầu gối sưng đau

Phương pháp:  Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.

Lưu ý: Áp dụng liên tục cho đến khi đầu gối hết sưng đau.

Chữa đau nhức xương, khớp khi trời lạnh

Phương pháp: Sử dụng 15g lá lốt phơi khô (khoảng 20-30g lá tươi), sắc 2 chén nước còn ½ chén, uống trong ngày.

Lưu ý: Uống khi thuốc còn ấm, sau bữa ăn tối, mỗi liệu trình điều trị 10 ngày.

Ngoài ra có thể kết hợp lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước (mỗi vị 30g), tất cả đều dùng tươi, thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

Theo Tuoitre.vn

Bác sĩ

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

3 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

4 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

5 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

5 days ago