Đây là căn bệnh khó nói với hầu hết tất cả mọi người và không loại trừ một ai. Khi gặp những dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ, bệnh nhân thường bỏ qua và tự tìm cách điều trị. Điều này không chỉ gây cho người bệnh những khó chịu kéo dài mà việc điều trị ở các cơ sở y tế thêm khó khăn.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ có nhiều, thường gặp ở người có thói quen ăn nhiều chất đạm, có tiền sử bị táo bón, ít vận động, lười uống nước…. Dưới đây là những kiến thức tổng quan nhất về bệnh trĩ mà mỗi người cần phải biết nếu không muốn bệnh trĩ “ghé thăm”.
Bệnh trĩ là gì?
Xung quanh và ở trong hậu môn, vùng thấp của trực tràng ở mỗi người có những khối tĩnh mạch, khi các khối tĩnh mạch này sưng phồng, hoặc viêm, hoặc do bị tăng áp lực do mang thai sẽ gây ra trĩ. Mặc dù bệnh trĩ không nghiêm trọng nhưng nó có thể gây ngứa, chảy máu. Có 2 loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại, thường là do vị trí của trĩ quyết định bệnh nhân mắc loại trĩ nào.
Triệu chứng
Một trong những dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất của bệnh trĩ là chảy máu nhưng hầu hết bệnh nhân không đau. Những dấu hiệu này thường xuất hiện khi bạn đi vệ sinh, sẽ thấy có ít máu. Trong trường hợp này bạn cần đi khám bác sĩ ngay để loại trừ những căn bệnh nguy hiểm như ung thư đại tràng hoặc polyp đại tràng… Nếu được xác định là trĩ thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Đối với bệnh trĩ, bệnh nhân còn có một số dấu hiệu như ngứa, đau, sưng ở xung quanh hậu môn, hoặc hậu môn chảy dịch….
Nguyên nhân gây bệnh
Về mặt khoa học, hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh trĩ. Nhưng họ cũng thống kê được,, những người hay gặp các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, lối sống ăn nhiều chất đạm, mỡ, người béo phì, ít vận động, lười uống ước…. có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn . Đối với những người có thói quen vừa đi vệ sinh vừa đọc báo hay làm bất cứ một việc nào khác cũng dễ bị trĩ hơn. Đối với phụ nữ có thai thường mắc bệnh trĩ do thai kỳ, hoặc nếu bạn có cha mẹ hoặc người thân bị trĩ bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Chẩn đoán
Cách duy nhất để chẩn đoán bệnh trĩ là phải đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về tình trạng chảy máu, ngứa, hoặc các triệu chứng đã nói ở trên, sau đó sẽ tiến hành khám trực tiếp bằng mắt. Bác sĩ sẽ đeo găng tay kiểm tra bên trong hậu môn hoặc bên ngoài để chẩn đoán bệnh, nếu cần thiết bác sĩ sẽ cho người bệnh soi đại tràng sigma hoặc nội soi đại tràng. Sau khi khám, bác sĩ sẽ cho người bệnh biết loại trĩ mắc phải và cách điều trị hiệu quả nhất. Có 2 loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
Trĩ nội
Trĩ nội thường nằm bện trong trực tràng, là do tĩnh mạch bên trong trực tràng bị căng hoặc sưng lên, nặng có thể chảy máu, trĩ nội thường không đau, người bệnh không thể cảm thấy. Tuy nhiên có trường hợp búi trĩ căng quá mức, sưng lên, bị đẩy qua ngoài hậu môn, gọi là trĩ lồi , thường gây đau hoặc ngứa.
Trĩ ngoại
Bệnh trĩ hình thành dưới da gần hậu môn của bạn, người bệnh có thể dễ dàng nhìn thấy búi trĩ bằng mắt thường, trĩ ngoại không tự thụt vào trong hậu môn giống trĩ nội. Người bệnh có thể bị ngứa, đau và có thể chảy máu. Trĩ ngoại có thể chảy nhiều máu, từ đó hình thành các cục máu đông dẫn đến đau và sưng.
Sa và nghẽn mạch máu
Khi người bệnh mắc trĩ nội bị sa xuống và đẩy ra ngoài qua hậu môn cũng gây chảy máu, đau và ngứa. Tuy nhiên búi trĩ nội có thể đẩy trở lại vào hậu môn nếu được điều trị giảm sưng. Đối với trĩ ngoại thì khác, khi những cục máu đông do chảy máu hoặc sưng ở bên ngoài hậu môn, người bệnh dễ dàng cảm nhận được búi trĩ, cảm thấy rất đau. Khi những cục máu đông này bị vỡ, chảy máu, cần nhờ đến bác sĩ để đưa những cục máu đông đó ra. Trĩ ngoại thường gây tắc động mạch, tuy gây đau nhưng lại dễ điều trị hơn trĩ nội
Thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ là do chế độ ăn, nên việc thay đổi thói quen ăn uống góp phần rất lớn cải thiện tình trạng bệnh. Có rất nhiều loại thực phẩm có thể phòng ngừa mắc bệnh trĩ hoặc giảm các triệu chứng một cách dễ dàng, đó là các thực phẩm giàu chất xơ, bổ sung nước giúp làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón. Nếu có nguy cơ mắc bệnh hãy ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, đậu, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt và các loại ngũ cốc. Tập thể dục, có cuộc sống năng vận động sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón, từ đó ngăn chặn bệnh trĩ.
Điều trị hỗ trợ tại nhà
Khi mắc bệnh trĩ, hãy thử dùng đá, khăn lau chườm sẽ giúp bệnh nhân giảm đau và sưng. Hoặc cho bệnh nhân ngâm mình trong bồn tắm đầy với nước ấm 2-3 lần một ngày và sau đó nhẹ nhàng lau khô hậu môn. Tạo thói quen đi vệ sinh hàng ngày cũng rất tốt với người bệnh.
Bệnh trĩ không chừa một ai
Bệnh trĩ không phải là bệnh hiếm gặp, thậm chí rất phổ biến. Bệnh thường gặp ở cả đàn ông và phụ nữ, đặc biệt là những người từ 50 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh. Một nửa số bệnh nhân mắc trĩ thường có chảy máu hoặc các triệu chứng khác.
Theo Nguyễn Dương/Báo Sức Khỏe Đời Sống
Nguồn: Zing
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…