Categories: Vợ chồng

Cách bà mẹ Mỹ ứng xử khi con bị bắt nạt

‘Cháu không cần thích thằng bé, nhưng ít nhất cũng phải tôn trọng nó’, người mẹ Mỹ viết trong bức ‘tâm thư’.

Sau khi được nhà trường thông báo về việc con trai mình bị bắt nạt tại trường học, cô Mary Ann Parisi, 36 tuổi, sống ở West Haven, Connecticut, đã vô cùng tức giận. Cô cho đó là hành động không thể dung túng trong trường học, bởi lẽ con trai nuôi của cô, Michael chậm phát triển hơn những trẻ bình thường, khi sinh non tới 3 tháng.

“Đây thực sự là tin khủng khiếp đối với tôi. Nó khiến tôi cảm thấy tức giận vô cùng. Thằng bé không nên trải qua những khoảnh khắc như vậy. Bắt nạt bạn bè là chuyện không chấp nhận được”, cô Parisi chia sẻ trên tờ ABC News.

Mặc dù nhiều lần bị bắt nạt nhưng Michael không hề tức giận hay nói lại với giáo viên, cô giáo chỉ biết chuyện khi hai người bạn trong lớp đứng lên kể lại sự việc. Cô Parisi cho biết cậu bé vốn là người rất bao dung, không muốn ai phải gặp rắc rối vì mình.

Cô Parisi đăng ảnh Michael khi mới chào đời và bây giờ, khi đang là học sinh lớp 6. Ảnh: Facebook.

Rất tức giận vì con trai bị bắt nạt, nhưng cô Parisi có cách xử lý thông minh khi viết hẳn một đoạn “tâm thư” trên Facebook gửi những bé đã bắt nạt Michael ở trường thay vì làm rùm beng mọi chuyện. Mở đầu status, bà mẹ 36 tuổi có cách tiếp cận rất nhẹ nhàng khi chia sẻ “đôi khi chúng ta cần một người nhắc nhở mình, bởi ai cũng có lúc này lúc kia”.

“Bức thư” sau đó cô Parisi kể về quá trình đấu tranh giành sự sống của Michael từ khi mới sinh ra cho đến khi trở thành một cậu học sinh lớp 6 như bây giờ:

“Michael sinh ra khi chỉ mới 26 tuần tuổi, sớm hơn 3 tháng so với những đứa trẻ khác. Cô không phải mẹ đẻ của thằng bé nhưng trên hết vẫn là một người mẹ. Con trai cô đã trải qua 3 tháng đầu tiên chiến đấu giành sự sống. Mẹ của Michael đã mất 3 tháng sau đó. Con vẫn tiếp tục kiên trì để trở thành một cậu bé mạnh mẽ. Con không thể nói cho đến khi 3 tuổi, đi cũng rất chậm, và không có răng cho đến lần sinh nhật đầu tiên. Nhưng con luôn rất đáng yêu. Cho đến ngày hôm nay, nụ cười của Michael vẫn luôn là điều khiến cô hạnh phúc. 

Michael luôn đối xử với mọi người rất chân thành, tha thứ cho những bạn bắt nạt mình. Cô đã cố học đức tính này của con nhưng chưa làm được.

Nhưng hôm nay có bạn chế giễu thói quen ăn cơm của Michael, rằng thằng bé ăn phải cần đến máy hỗ trợ, nhưng cháu có biết Michael phải làm như vậy để có thể kiểm soát được thức ăn ở trong miệng vì hàm của bạn ấy không phát triển toàn diện.  

Đừng có đạp ghế, mắng Michael là đồ ngốc, đồ xấu, hoặc bảo bạn ấy ngồi xuống và im miệng, như vậy là không nên. Cháu không cần thích thằng bé, nhưng ít nhất cũng phải tôn trọng nó. Michael đã là một chiến sĩ dũng cảm để tồn tại cho đến bây giờ. Hãy học cách sẻ chia để lớn lên. Nhưng quan trọng nhất là biết cách tôn trọng những người quanh mình, bởi cháu sẽ không bao giờ hiểu hết những gì họ đã trải qua”.

Mộc Miên (theo ABC News)

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago