Chị Jenn ở bang Florida, Mỹ thích ăn rau củ quả từ thời trẻ, nhờ đó chị có được sức khỏe tốt và rất ít khi bị bệnh. Người phụ nữ này đã lập trang blog Peasandcrayons để chia sẻ những bí quyết chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là những tuyệt chiêu giúp trẻ con thích ăn rau củ.
|
Mia thích ăn rau từ hồi bé 6 tháng tuổi – Ảnh: peasandcrayons |
Bé Mia, con gái của chị Jenn từ khi 6 tháng tuổi đã rất thích ăn các loại rau củ xay nhuyễn. Người mẹ cho biết sở thích đó không phải tự nhiên mà là thành quả của một quá trình nuôi dạy lâu dài. “Bác sĩ nhi khoa khuyên tôi nên cho con ăn dặm sớm một chút. Khi bé Mia được 4-5 tháng tuổi, tôi thấy bé bắt đầu uống sữa nhiều hơn, biết bốc trộm thức ăn từ đĩa của tôi và chép môi khi có ai đó đưa mẩu thức ăn nhỏ đến gần, tôi hiểu bé bắt đầu có nhu cầu ăn dặm”.
Thông thường các bà mẹ có con nhỏ chỉ cho bé uống sữa, ăn cháo hoặc bột trong quá trình ăn dặm, còn chị Jenn lại áp dụng phương pháp ăn dặm chủ động. (Baby led weaning). Chị xay nhuyễn ít món rau củ, dùng muỗng múc ra chén nhỏ và xếp trước mặt bé. Bé tò mò bốc thức ăn ném khắp nơi, nhưng điều quan trọng là bé đã nếm và bắt đầu khám phá món ăn mới.
Thời gian đầu, chị Jenn cho con làm quen với các loại thức ăn dễ tiêu như khoai lang, chuối, bơ chín và pha với một ít sữa mẹ hay sữa chua. Tất cả được dầm và xay nhuyễn. Cứ vài ngày chị lại đổi một loại thức ăn mới, sau đó tăng tốc đổi khẩu vị khi bé đã quen dần.
Bà mẹ trẻ thật sự rất ngạc nhiên khi thấy con phát triển kỹ năng vận động và sự phối hợp tay miệng rất nhanh. Bé đã tiến bộ đến mức có thể ăn được một số thức ăn đặc cầm tay, nhưng bé vẫn thích nhất các món ăn nghiền và làm vương vãi khắp mặt.
Chị Jenn khuyên các bậc phụ huynh trước khi cho con ăn dặm nên nhờ đến bác sĩ nhi khoa tư vấn xem thể trạng của bé có phù hợp với việc ăn dặm hoặc phương pháp ăn dặm chủ động hay chưa. Đặc biệt cần lưu ý lịch sử dị ứng thức ăn của gia đình để tránh cho trẻ dùng những thực phẩm có thể gây dị ứng. Nếu con bạn chưa quen với việc tự cầm nắm thức ăn hay lo ngại con làm vương vãi hoặc bị hóc thức ăn thì có thể cho thức ăn như thịt, cá, rau, quả còn tươi và chế biến sao cho mềm vào một chiếc túi nhai chống hóc để bé có thể tự ăn và nhai chủ động. Sau khi con lớn hơn một chút thì tập cho bé tự cầm muỗng múc ăn.
Minh Đức
Nguồn: VnExpress
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…