Categories: Thuốc

Cá chép – vị thuốc lợi thủy tiêu thũng

Cá chép tên thuốc là lý ngư, tên khoa học: Cyprinus carpio L. Thịt cá có 16% protit, 3,5 – 5,6 % lipit (có 0,3% là acid béo omega-3),

Cá chép - vị thuốc lợi thủy tiêu thũngCá chép - vị thuốc lợi thủy tiêu thũng

Cá chép.

Cá chép tên thuốc là lý ngư, tên khoa học: Cyprinus carpio L. Thịt cá có 16% protit, 3,5 – 5,6 % lipit (có 0,3% là acid béo omega-3), có nhiều khoáng chất và vitamin. Vây cá chứa nhiều collagen. Mật có sắc tố mật, acid mật và các sterol. Người ta thường dùng thịt cá, vây cá và mật cá làm thuốc.

Thịt cá chép có vị ngọt, tính bình; vào tỳ thận. Có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, hạ khí thông nhũ. Dùng cho các trường hợp phù thũng bụng phù trướng, hai chân phù nề, vàng da, ứ tắc sữa… Vảy cá có tính bình, tác dụng cầm máu. Mật cá có vị đắng tính lạnh, không độc, có tác dụng thông ứ, minh mục.

Dùng 1 con (500 – 1.000g; nấu hầm, chiên, nướng). Không dùng cho người có biểu hiện hôn mê gan, tăng urê huyết.

Một số món ăn vị thuốc từ cá chép:

Cá chép nấu cơm rượu (rượu cái): Cá chép 1 con, rượu cái 150g đổ trên cá đặt sẵn trong nồi đun nhỏ lửa cho sôi, chín cá và cạn hết nước rượu. Không cho thêm dấm, muối đậu, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp phù nề toàn thân.

Cá chép hầm đậu đỏ: Cá chép 1 con (chủ yếu lấy phần nạc), đậu đỏ nhỏ hạt 100g, đem hầm chín nhuyễn lấy nước uống. Dùng cho các trường hợp phù nề toàn thân. Hoặc cá chép 1 con khoảng 1.000g làm sạch, đậu đỏ 50g, trần bì 6g, ớt đỏ 6g, thảo quả 6g; Tất cả được cho trong bụng cá, đặt trong nồi áp suất cho thêm gừng, hành, muối, tiêu và đổ nước nấu hầm trong khoảng 1 giờ, cho thêm hành thái lát, rau tươi tuỳ ý, đun sôi, thêm nước dùng, gia vị, cho ăn khi còn nóng. Dùng cho các trường hợp phù nề vàng da, tiểu giắt buốt, bệnh tiểu đường.

Cháo não cá chép: 30 – 60g não cá chép (mổ đầu cá lấy não), gạo tẻ 60g cùng đem nấu cháo, thêm gia vị cho ăn khi đói. Dùng cho người cao tuổi ù tai điếc tai.

Canh cá chép: Cá chép (lấy phần nạc) 120g, hành một nắm, vừng rang tán mịn, cá chép, hành đem nấu canh cho tiếp vừng bột tiêu gia vị, cho ăn khi đói. Dùng cho người cao tuổi bị phù do suy dinh dưỡng, trương nứt da

Canh bí đao hành hoa cá chép: Cá chép 500g rửa sạch, để nguyên vẩy, bỏ ruột; bí đao 500g gọt vỏ bỏ ruột, thái lát. Hành củ cả lá 6 củ, thêm dầu, muối, nước nấu nhỏ lửa cho chín (nếu viêm thận phù nề giảm muối), thêm gia vị, cho ăn ngày 2 – 3 lần như ăn bữa phụ. Dùng cho bệnh nhân phù suy dinh dưỡng, phù do bệnh thận, tim.

Canh cá chép bối mẫu: Cá chép 250g, xuyên bối mẫu tán mịn 6g, đem nấu canh, cho ăn liên tục 1 – 3 tuần. Dùng cho bệnh nhân ho gà, hen suyễn.

Canh cá chép: Cá chép 1000g, xuyên tiêu 15g, rau mùi, lá lốt, gừng, hành, dấm bỗng và gia vị thích hợp. Nấu ăn như nấu canh cá bình thường. Dùng cho các trường hợp phù nề, đặc biệt là các thể phù do thiểu dưỡng, do viêm cầu thận mãn, hội chứng thận hư.

TS. Nguyễn Đức Quang

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Trầm cảm căn bệnh không thể xem thường ở tuổi 50

Ở tuổi 50, trải qua hai phần ba cuộc đời, sức khỏe bắt đầu suy…

1 day ago

Nhóm thực phẩm khắc tinh của bệnh xương khớp

Bệnh xương khớp là một thuật ngữ chung để chỉ các trạng thái ảnh hưởng…

2 days ago

Chế độ ăn khoa học cho bệnh nhân ung thư xương

Đối với người mắc bệnh ung thư nói chung, ung thư xương nói riêng việc…

6 days ago

Ung thư xương nguyên phát thứ phát, phương pháp điều trị

Ung thư là căn bệnh mang tên tử thần, là nỗi ảm ảnh của nhân…

1 week ago

Ung thư xương và những dấu hiệu nhận biết

Trong các bệnh về xương khớp, ung thư xương là một loại ung thư hiếm…

1 week ago

Bệnh viêm bao hoạt dịch khớp và những hệ lụy

Bao hoạt dịch khớp có vai trò quan trọng trong việc bôi trơn, giảm ma…

1 week ago