Bố tôi 72 tuổi, gần đây tôi thấy ông không được vui vẻ, dễ cáu gắt, vui buồn bất chợt và ít nói chuyện với mọi người xung quanh. Có phải bố tôi bị mắc bệnh trầm cảm?
Vũ Mai Trâm (Hải Dương)
Trầm cảm ở người cao tuổi rất khó có thể nhận biết ngay vì bản thân người bệnh cũng không biết mình mắc. Hầu hết người cao tuổi bị trầm cảm là do họ quá lo lắng về sức khỏe của mình. Biểu hiện của bệnh là: dễ nổi cáu, không thiết tha với những hoạt động xung quanh (hội họp, thể thao, tivi…). Khẩu vị ăn của người bệnh cũng thay đổi, không muốn ăn, khó ngủ, trí nhớ suy giảm, mất tập trung, không muốn gặp mặt người thân… Để khắc phục tình trạng trên, người nhà của bệnh nhân đóng vai trò quan trọng, cần phải có cách giúp họ thoát được tình trạng bị cách li bằng cách: chịu khó ngồi nói chuyện, nên tổ chức các buổi đi chơi, thăm hỏi người thân, bạn bè; tạo việc làm cho họ (chăm sóc cây cảnh, chim, cá, trông cháu…). Người già cần phải có môi trường sống thoải mái, vui vẻ, đầm ấm bên con cháu, hạn chế những cú sốc quá lớn về mặt tâm lý và những lao động quá vất vả để kiếm sống. Bản thân người già cũng phải dự phòng cho mình bằng cách tham gia các hoạt động tập thể như câu lạc bộ thơ, tổ hưu trí… Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia; thường xuyên tập luyện thể lực và có chế độ sinh hoạt điều độ.
ThS. Hà Hùng Thủy
Nguồn: SKĐS
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…