Kỳ nghỉ lễ dài ngày sắp tới khiến bạn không thể tránh khỏi việc nhậu nhẹt, tiệc tùng. Muốn bảo vệ sức khỏe và không bị say trong các cuộc nhậu, bạn cần phải biết một số mẹo nhỏ dưới đây.
Ăn nhẹ
Theo Real Simple, các thực phẩm giàu chất béo như phô mai, bơ có tác dụng làm chậm sự hấp thụ rượu của cơ thể. Lượng chất béo từ những thực phẩm này sẽ bao xung quanh thành bao tử, khiến rượu không ngấm vào dạ dày. Một số đồ ăn nhẹ như chuối, hạt hướng dương, cà phê… sẽ hạn chế tác hại của rượu và kiểm soát lượng rượu tiêu thụ.
Uống 2-3 ly nước ấm trước khi uống rượu cũng ngăn ngừa tình trạng mất nước, giảm triệu chứng nôn nao. Đặc biệt là bạn nên uống nước thường xuyên trong và sau khi uống rượu để giảm lượng ethanol trong rượu và kiềm chế cơn say. Uống sữa cũng chống say hiệu quả do sữa giàu canxi, vitamin B, hạn chế hấp thụ rượu vào máu.
Ngủ đủ giấc
Khi bị mất ngủ, rượu sẽ ảnh hưởng mạnh hơn đến cơ thể, làm trầm trọng hơn các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi và không kiểm soát được tâm trí. Nếu bạn có lịch tiệc tùng, cần ngủ càng nhiều càng tốt vào đêm hôm trước.
Uống một loại rượu: Theo Cosmopolitan, mỗi loại rượu đều chứa các chất phụ gia, hương liệu khác nhau mà nếu kết hợp có thể gây áp lực cho dạ dày phải xử lý tất cả cùng một lúc. Điều đó sẽ làm bạn dễ say nhanh hơn.
Chọn đồ uống có nồng độ cồn nhẹ: Các loại rượu màu đậm như whisky, bourbon, một số loại tequila… chứa nồng độ congeners cao, độc tố được hình thành trong quá trình lên men và chưng cất rượu. Chúng góp phần làm tăng mức độ nôn nao của cơ thể, gây chóng mặt, buồn nôn… Bạn nên chọn những loại rượu nhẹ hơn như vodka, vang trắng…
Uống nhiều nước: Rượu là chất lợi tiểu, nên nó khiến cơ thể mất nước nhanh chóng, đây là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu như khát nước, chóng mặt và nhức đầu. Do đó, trong quá trình uống rượu, bạn nên uống kèm với nước để làm chậm tốc độ tiêu thụ rượu, đồng thời hạn chế tác hại của rượu.
Không hút thuốc khi uống rượu: Nhiều nghiên cứu chứng minh vừa hút thuốc vừa uống rượu sẽ gây hại cho cơ thể gấp nhiều lần. Điều này là do cồn làm cho mạch máu giãn nở, đẩy nhanh tuần hoàn máu trong cơ thể, sẽ đẩy nhanh tốc độ hấp thụ chất nicotin trong thuốc lá vào cơ thể.
Uống chậm: Cơ thể con người chỉ có thể tiêu hóa được khoảng 300 ml lượng cồn trong một giờ. Uống nhanh sẽ kích thích lượng rượu lớn vào cơ thể trong thời gian ngắn, gây tác động mạnh tới não bộ, khiến bạn no bụng, khó chịu, buồn nôn… Do vậy, bạn nên uống rượu từ từ để hạn chế cơn say hiệu quả.
Vừa uống vừa ăn: Đây cũng là cách hiệu quả để bạn tập trung chú ý vào thức ăn và giảm lượng rượu tiêu thụ. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ gan, hạn chế tác hại của cồn tới hoạt động của gan, dạ dày.
Phương Mai
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…