Bệnh sốt vàng lây truyền qua muỗi.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay, bệnh sốt vàng đang lưu hành tại hơn 40 quốc gia, chủ yếu ở các nước khu vực Trung Phi và Nam Mỹ, trong đó khoảng 90% trường hợp mắc bệnh được báo cáo tại sa mạc Shara. Mỗi năm trên thế giới ước tính từ 84.000-170.000 trường hợp mắc bệnh và 60.000 người tử vong do sốt vàng.
Đáng chú ý, từ đầu năm 2016 tới nay, dịch bệnh sốt vàng gia tăng tại một số nước khu vực châu Phi, trong đó tại Cộng hoà Angola có ít nhất 2.149 trường hợp mắc bệnh với 277 tử vong. Tại Trung Quốc cũng đã ghi nhận 11 trường hợp mắc bệnh sốt vàng xâm nhập, tất cả đều là các lao động trở về từ Angola.
Theo Bộ Y tế, bệnh sốt vàng do virus sốt vàng lây truyền qua muỗi đốt với tỷ lệ tử vong có thể đến 50%. Biểu hiện của người mắc bệnh sốt vàng là xuất hiện những cơn rét run dữ dội, người bệnh có hiện tượng sốt cao 39-40ºC trong khoảng 3-4 ngày, nôn, nhức đầu, mê sảng, đau bắp cơ đặc biệt ở lưng. Mặt đỏ ửng, kết mạc xung huyết mạnh… Triệu chứng thường giảm trong vòng 5 ngày, một số bệnh nhân thuyên giảm trong vòng một ngày, sau đó sốt tái phát, đau bụng, gan tổn thương gây vàng da, xuất huyết nặng (chảy máu cam, lợi, nôn ra dịch màu đen)…
Đặc biệt khoảng 15% trường hợp mắc sốt vàng phát triển các triệu chứng nguy hiểm dẫn đến chảy máu, sốc, tổn thương nội tạng và có thể tử vong. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bởi vậy sử dụng vaccine phòng bệnh sốt vàng là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất và cho miễn dịch phòng sốt vàng suốt đời.
Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam hiện không lưu hành bệnh sốt vàng nhưng nước ta đang có giao lưu, thương mại, hợp tác lao động với Angola và nhiều quốc gia đang có dịch, do đó có thể ghi nhận các trường hợp mắc bệnh sốt vàng từ các nước đang có dịch trở vào nước ta.
Để chủ động phòng chống dịch, Bộ Y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những người đi/đến vùng dịch thực hiện tốt các biện pháp phòng chống, gồm: Người đến quốc gia khu vực châu Phi và Mỹ La tinh chủ động đến cơ sở y tế để tiêm vaccine phòng bệnh sốt vàng ít nhất 10 ngày trước khi đi/đến vùng có dịch; Khi đến, ở trong vùng dịch tại các nước đang có dịch cần thực hiện các biện pháp phòng phòng muỗi đốt và diệt muỗi theo hướng dẫn của nước sở tại; Hành khách từ các nước đang có dịch về Việt Nam nên chủ động theo dõi sức khỏe ít nhất 7 ngày sau khi trở về, nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo những người đi du lịch và dân trong vùng dịch sốt vàng cần cảnh giác phát hiện bệnh sớm và tiêm chủng để phòng tránh lây nhiễm.
T.H
Nguồn: Đại đoàn kết
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…