Không đau đớn, khó thở song mũi dị dạng, xấu xí khiến bệnh nhân sống trong mặc cảm. Lên TP HCM khám bệnh và được bác sĩ thông báo có thể phẫu thuật cắt bỏ, ông mới thở phào nhẹ nhõm.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn cho biết đây là bệnh lành tính rất hiếm gặp do rối loạn sự phát triển da vùng chóp mũi gọi là Rhinophyma (mũi sư tử) hay Phymatous Rosacae (bệnh da trứng cá đỏ). Hiện y học chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, ghi nhận mũi sư tử thường gặp ở đàn ông hơn phụ nữ, 40-50 tuổi. Bệnh cũng có thể gặp ở những người uống nhiều rượu, ăn thức ăn cay, nóng, lạm dụng corticoid, tiếp xúc nhiều với ánh nắng, làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, stress…
|
Mũi người đàn ông bị biến dạng. Ảnh: H.H |
Theo bác sĩ Hớn, bệnh diễn tiến rất chậm trong nhiều năm, không gây đau đớn. Ban đầu chỉ là vùng da đỏ, giãn mạch nơi chóp mũi, càng về sau da càng dày, tăng sinh và phát triển mọc thùy như bông cải.
Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể sử dụng kháng sinh, kháng viêm, kháng dị ứng… để làm giảm quá trình tiến triển bệnh. Bệnh nhân điều trị muộn, búi da trên mũi nhiều nên phải phẫu thuật bằng dao, dao điện hoặc laser cắt bỏ khối da thừa.
Bệnh tái phát rất chậm, chưa có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng nên không có cách phòng ngừa. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo bệnh nhân nên hạn chế hoặc từ bỏ các yếu tố thuận lợi gây bệnh, ăn nhiều rau xanh, uống thức uống giải nhiệt như atiso, nước dừa… Tránh sử dụng nhiều thức ăn nóng như đồ nướng, chiên xào… Khi có những dấu hiệu bất thường nên đi khám để được điều trị, hạn chế phát triển bệnh.
Lê Phương
Nguồn: VnExpress
Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…
Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…
Sắc mặt và âm lượng giọng nói phản ánh sức khoẻ của mỗi người. Người…
Ngứa là hiện tượng tự nhiên khi da bị kích ứng gây ảnh hưởng đến…
Cây hoa quỳnh được sử dụng như một bài thuốc trong đông y có tác…
Cây hoa quỳnh không chỉ là loại hoa quý mà còn được dùng làm vị…