Phát biểu tại buổi lễ, GSTS Nguyễn Thanh Long-Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: “Bên cạnh các yếu tố khách quan như di truyền, lão hoá, bệnh đái tháo đường còn có nguyên nhân chính, chủ quan do lối sống thiếu lành mạnh tại các hành vi có nguy cơ như: Dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, hút thuốc và lạm dụng rượu bia…”.
Tại Việt Nam, điều tra của BV Nội tiết Trung ương cho thấy: Trong 10 năm (từ 2002-2012), tỷ lệ người bị bệnh đái tháo đường tăng gấp 2 lần (từ 2,7%-5,4%), cao hơn mức tăng của thế giới.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, bệnh đái tháo đường là “kẻ giết người thầm lặng”. Bệnh có thể gây các biến chứng nặng nề như: Mù loà, cắt cụt chi, suy thận nặng, tai biến mạch máu não, bệnh lý mạch vành…
Nhân Ngày Đái tháo đường thế giới, Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi mọi người cũng như các cấp chính quyền đoàn thể hãy đi khám sức khoẻ thường xuyên, trong đó có xét nghiệm đường huyết để phòng ngừa, phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường để sớm có biện pháp can thiệp kịp thời.
Trần Ngọc Kha
Nguồn: Đại đoàn kết
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…