Categories: Mẹ và bé

Bé gái suýt mất mạng vì cô giáo lôi chiếc thìa hóc ở cổ họng

Cô giáo giữ trẻ tư nhân đã cố lôi chiếc thìa ra khỏi họng bé, khiến thực quản bị chảy máu và tràn dịch sau đó.

Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM vừa cứu sống một bệnh nhi hơn 1 tuổi bị nhiễm trùng thực quản nặng do mắc chiếc thìa trong cổ họng. Cô giáo giữ trẻ tư nhân đã cố lôi ra khỏi họng bé khiến thực quản bị chảy máu và tràn dịch sau đó.

Bé Nguyễn Ngọc Phương Dung, sinh tháng 8/2015, quê ở Phú Yên nhập viện Nhi đồng 1, TP.HCM vào ngày 25/12/2016 trong tình trạng cổ và vùng dưới cổ bị sưng do tràn khí. Chị Nguyễn Thị Thảo, mẹ của bé cho biết bé đang tuổi tập đi và được gửi ở nhà trẻ tư. Bé chơi đùa ngậm một chiếc thìa trong miệng và bị té làm chiếc thìa mắc vào cổ họng.

Cô giáo đã cố kéo chiếc thìa ra khiến cho bé bị chảy máu. Tuy nhiên, cô giáo không báo cho phụ huynh biết mà vẫn tiếp tục cho uống sữa và ăn cơm từ sáng đến chiều. Đến khi có hiện tượng bé tiếp tục chảy máu từ cổ họng, sưng vùng cổ và dưới cổ, cô mới báo cho gia đình. Phụ huynh đã đưa đi cấp cứu ở bệnh viện tỉnh Phú Yên và được chỉ định chuyển viện đi Nhi đồng 1 ngay trong đêm.

Gắp dị vật mắc ở thực quản trẻ em. Ảnh minh họa.

Bác sĩ Nguyễn Thế Huy, Phó Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết chụp CT ngay lập tức lúc đó cho thấy cổ họng bị tổn thương nặng, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da vùng cổ, tràn dịch màng phổi, áp xe trung thất. Có một đường rách ở thực quản dài 7 cm.

Các bác sĩ tiên lượng tình trạng bệnh nhi xấu, nếu chậm trễ sẽ tử vong. Bệnh nhi đã được phẫu thuật mở cạnh cổ để dẫn lưu mủ ra khỏi thực quản nhiều lần, sau đó thay băng mỗi ngày. Do nhiễm trùng nặng nên các bác sĩ mở dạ dày qua da để cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhi, không cho ăn qua đường thực quản.

Ngày 16/1, thực quản đã được may lại, bệnh nhi đã có thể uống nước bình thường, khỏe mạnh và hồng hào.

Bác sĩ Nguyễn Thế Huy cảnh báo khi có một cái gì đó đâm vào thì đừng có lấy ra. Chúng ta cứ để yên đó, tới cơ sở y tế người ta lấy ra. Dị vật trong mùa Tết nhiều, đừng cho em bé ngậm hột mứt, đậu phộng, hạt dưa… Phải luôn có người lớn canh chừng trẻ.

Theo Kim Dung / VOV
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago