Categories: Thuốc

Bài thuốc trị rối loạn thần kinh tim

Rối loạn thần kinh tim nằm trong phạm vi chứng chính xung của y học cổ truyền là hồi hộp, đánh trống ngực. Theo y học hiện đại là hiện tượng rối loạn không rõ nguyên nhân…

Rối loạn thần kinh tim nằm trong phạm vi chứng chính xung của y học cổ truyền là hồi hộp, đánh trống ngực. Theo y học hiện đại là hiện tượng rối loạn không rõ nguyên nhân với những triệu chứng như tim đập nhanh hoặc tim đập chậm, hồi hộp, chóng mặt, loạn nhịp tim, dễ ngất… Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh là do tâm huyết hư; âm hư hỏa vượng; dương hư và do sang chấn tinh thần… tùy từng thể bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp như sau:

Thể tâm huyết hư:

Biểu hiện: tim đập nhanh, hồi hộp, chất lưỡi đỏ, ngủ ít, trằn trọc, ngủ hay mê, mạch tế, nhược, sác.

Dùng 1 trong 2 bài thuốc sau:

Bài 1: Bố chính sâm 20g, củ mài 12g, hạt sen 12g, hà thủ ô 12g, rau má 12g, quả dâu chín 12g, long nhãn 12g, táo nhân 8g, bá tử nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Đảng sâm 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, đương quy 8g, mộc hương 6g, viễn chí 8g, táo nhân 8g, long nhãn 8g, phục linh 8g, đại táo 8g, thục địa 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Hiện tượng rối loạn thần kinh tim với biểu hiện tim đập nhanh hoặc tim đập chậm.

Thể âm hư hỏa vượng:

Biểu hiện: tim hồi hộp, chóng mặt nhức đầu, hoa mắt, ù tai, mặt đỏ, triều nhiệt, lòng bàn tay, bàn chân nóng, họng khô, mạch tế, sác.

Dùng 1 trong 2 bài thuốc sau:

Bài 1: Thiên môn 12g, mạch môn 12g, huyền sâm 12g, bá tử nhân 12g, táo nhân 8g, thạch hộc 12g, thục địa 12g, bố chính sâm 12g, hạt sen 12g, hà thủ ô 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: toan táo nhân 8g, đan sâm 12g, sa sâm 12g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 12g, thục địa 12g, viễn chí 8g, long nhãn 12g, đảng sâm 12g, bá tử nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột mịn, hoàn viên. Ngày uống 20-30g.

Dương hư đàm ẩm thượng xung:

Biểu hiện: hồi hộp tâm phiền thổn thức không yên, mệt mỏi, nặng nề, da trắng nhợt, đau lưng mỏi gối, nhức đầu, ăn uống kém, ngủ ít, mạch hoạt.

Dùng 1 trong 2 bài thuốc sau:

Bài 1: Thục địa 12g, hoài sơn 16g, trạch tả 8g, liên nhục 8g, phụ tử chế 8g, nhục quế 6g, hạt sen 12g, táo nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Phục linh 12g, quế chi 6g, long nhãn 12g, đảng sâm 12g, cam thảo 6g, đương quy 12g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tâm can khí uất (sang chấn tinh thần):

Biểu hiện: tinh thần hẫng hụt, hoảng hốt, sợ hãi phiền muộn, nằm ngồi không yên, chán ăn, ngủ ít hay bị bóng đè, mạch huyền, trầm.

Bài 1: Quế chi 6g, bạch thược 12g, cam thảo 6g, đại táo 12g, long cốt 20g, mẫu lệ 16g, sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Bạch truật 12g, bạch linh 12g, bạch thược 12g, sài hồ 12g, hoàng cầm 12g, bạc hà 8g, trần bì 6g, cam thảo 8g, sinh khương 4g, uất kim 8g, chỉ xác 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

BS. Lê Thị Hương

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

2 days ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

4 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

5 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

6 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

6 days ago