Categories: Thuốc

Bài thuốc Nam trị chứng hay quên

Trong Đông y, chứng hay quên còn gọi là chứng kiến vọng. Có nhiều nguyên nhân, nhưng có hai nguyên nhân chủ yếu: do tâm và thận kém, tâm tàng thần, thận tàng chí.

Trong Đông y, chứng hay quên còn gọi là chứng kiến vọng. Có nhiều nguyên nhân, nhưng có hai nguyên nhân chủ yếu: do tâm và thận kém, tâm tàng thần, thận tàng chí. Chứng hay quên còn do tuổi già tạng thận suy kém không sinh ra được tinh tủy để nuôi dưỡng não. Vì vậy tùy cơ địa và bệnh chứng mà dùng bài thuốc thích hợp.

Do tạng tâm và tạng thận kém, thủy hỏa không giao nhau, dẫn đến mắc chứng tâm thận bất giao, ngủ kém, hư phiền, váng đầu ù tai, lưng đau hai chân yếu mỏi.

Bài thuốc: phục thần 100g, quy bản 200g, viễn chí 100g, thạch xương bồ 80g, long cốt 100g, đương quy 100g, bá tử nhân 100g, tán bột quyện với mật ong làm viên hoàn mỗi viên 5g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên trước khi ăn sáng và ăn tối, uống liên tục 2 tháng.

Do tâm hư huyết trệ: thường hồi hộp, hay quên, mất ngủ, đầu choáng váng mà đau, môi lưỡi tím tái, ngực khó chịu.

Bài thuốc: linh chi 500g, hà thủ ô (chế) 500g, ý dĩ nhân 300g, đào nhân 300g. Sắc linh chi, hà thủ ô, ý dĩ 4-5 lần cô đặc, tán mịn đào nhân cho vào khuấy đều khi đang nóng, làm viên hoàn, mỗi viên 5g, ngày uống 10-15g uống liên tục 30 ngày.

Sau đó có thể dùng bài Kiện não thang để dưỡng tâm an thần, điều trị chứng mất ngủ đau đầu: đương quy 10g, xuyên khung 10g, đan sâm 15g, hắc táo nhân 20g, từ thạch 20g, chích cam thảo 8g, xích thược 8g, hồng hoa 8g, ngũ vị tử 15g, thanh bì 8g, đại giả thạch 15g.

Ngày một thang, sắc uống chia 3 lần sáng, trưa, tối, uống liên tục 30 ngày.

Do tinh huyết của can thận hư tổn: tinh thần hốt hoảng, hay quên, nhức đầu, choáng váng, trì trệ, có khi suyễn thở, đại tiện khó.

Bài thuốc Kiện não thang: đương quy 10g, xuyên khung 10g, đan sâm 15g, hắc táo nhân 20g, từ thạch 20g, chích cam thảo 8g, xích thược 8g, hồng hoa 8g, ngũ vị tử 15g, thanh bì 8g, đại giả thạch 15g. Ngày một thang sắc uống chia 3 lần trong ngày, uống liên tục 30 ngày.

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

9 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

3 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

4 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago