Categories: Thuốc

Bài thuốc cho bệnh nhân rối loạn thần kinh

Khi bệnh nhân bị suy nhược thần kinh có các triệu chứng dễ hưng phấn hoặc dễ mệt mỏi, suy kiệt, buồn rầu, chán nản, ngủ kém…

Long nhãn.

Khi bệnh nhân bị suy nhược thần kinh có các triệu chứng dễ hưng phấn hoặc dễ mệt mỏi, suy kiệt, buồn rầu, chán nản, ngủ kém… Có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do thần kinh bị kích thích mãnh liệt cao độ kéo dài, thông thường là tình trạng căng thẳng lo âu kéo dài vượt quá sức chịu đựng có thể làm bệnh phát sinh.

Tùy theo thể chất và kiểu rối loạn thần kinh khác nhau của mỗi người bệnh, có thể hỗ trợ điều trị bằng các món ăn bài thuốc sau:

Bài 1: Cùi long nhãn 30g, đường phèn 3g, sinh sái sâm (hoặc nhân sâm) 3g. Nấu thật nhừ sinh sái sâm hoặc nhân sâm để lấy nước, cho vào bát con cùng với cùi long nhãn và đường phèn, ăn với một thìa nước ấm, liên tục trong mấy ngày vào lúc sáng sớm. Bài thuốc này được sử dụng cho những người lẩn thẩn, thẫn thờ, nói linh tinh, thể chất hư nhược, kém ăn… lâu ngày không khỏi (không dùng cho người có đàm hỏa).

Bài 2: Củ cải 200g rửa sạch, thái thành sợi nhỏ, xào qua với dầu vừng, trộn thêm các gia vị như tỏi, vừng, hành, chanh… rồi chia ra ăn hết trong ngày; thích hợp với những bệnh nhân hay nổi cơn bực tức, điên khùng, có kèm táo bón.

Bài 3: Nước ép quả lê 200ml, uống lúc bụng đói vào sáng sớm và tối, thích hợp với những bệnh nhân thần kinh dạng điên dại.

Bài 4: Trứng gà 3 quả luộc chín, bóc vỏ, nấu cùng với tiểu hồi hương 9g, vỏ quýt 12g, trà xanh 15g, mỗi ngày ăn 1 quả. Món ăn này thích hợp với những bệnh nhân thờ thẫn, lẩn thẩn, nói năng linh tinh, bâng quơ không đâu ra đâu (không dùng cho người bị đàm nhiệt).

Bài 5: Hạt mì 100g, táo tàu 10 quả, cam thảo nướng 9g, nấu thành cháo để ăn vào 2 bữa sáng sớm và tối (lúc đói). Mỗi liệu trình kéo dài 7 ngày, dùng cho những nữ bệnh nhân thời kỳ tiền mãn kinh.

Bài 6: Mướp đắng 300g thái nhỏ thành sợi, nấu với chút nước, cho 150g thịt lợn nạc thái miếng vào nấu chín để ăn. Món này thích hợp với những bệnh nhân điên dại, đại tiện không thông thoát, có đàm hỏa.

Bài 7: Bách hợp 15 g (loại mập, màu trắng là tốt nhất) nấu chín, đập 1 quả trứng rồi cho ít đường phèn vào ăn. Món này thích hợp cho những bệnh nhân luôn trầm mặc, đứng ngồi không yên, tinh thần lo âu hoảng hốt, hoặc những nữ bệnh nhân thời kỳ tiền mãn kinh.

Bài 8: Tâm hạt sen 3g, nghiền thành bột, táo tàu 10 quả, nấu cùng nhau. Ăn mỗi ngày 1 lần sau bữa cơm, thích hợp với những nam bệnh nhân điên khùng liên miên kèm theo di tinh.

Bác sĩ Trần Văn Thuấn

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago