Categories: Tin tức

Bác sỹ khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ bí quyết chăm sóc trẻ ngày lạnh

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Kiểu thời tiết như hiện nay gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người, nhất là với đối tượng trẻ nhỏ.

Miền Bắc đang chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh khiến nhiệt độ xuống rất thấp từ đầu mùa Đông cho đến nay.

Trao đổi với PV, PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, kiểu thời tiết như hiện nay gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người, nhất là với đối tượng trẻ nhỏ sức đề kháng còn kém nên rất dễ bị nhiễm bệnh.

PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ bí quyết chăm sóc trẻ ngày lạnh.

Tôi lo ngại sẽ không ít trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 5 tuổi phải vào viện vì các bệnh đường hô hấp như: viêm đường hô hấp trên, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hay viêm phổi”, PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng nói.

Vì vậy, các bậc cha mẹ muốn con không bị bệnh cần chú ý những cách sau:

Cho con mặc càng ấm, càng kín càng tốt

BS Dũng cho biết, ông quan sát thấy nhiều ông bố bà mẹ đưa trẻ đến trường, mặc ấm nhưng không đeo khẩu trang, mũ giữ ấm đầu. Ngược lại nhiều cha mẹ ngay cả ngồi trong nhà cũng ủ ấm rất kỹ cho trẻ với suy nghĩ “càng kín càng tốt”. Điều này có thể gây thêm bệnh cho trẻ.

Bởi thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn rất nhạy cảm với những thay đổi thời tiết đột ngột. Khi mặc quá kín, ủ quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, ngực, đầu rồi ngấm ngược lại dẫn đến cảm lạnh, viêm phổi…

Mặc kín quá, trẻ ra mồ hôi và việc ứ đọng mồ hôi trên da còn là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da, gây ngứa ngáy, viêm nhiễm.

Không cho con ngồi trước xe máy

Nhiều ông bố bà mẹ đưa trẻ đến trường lại cho con ngồi trước xe máy. Điều này rất nguy hiểm vì dù trang bị kín trẻ vẫn có khả năng bị viêm nhiễm đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phế quản hay viêm phổi do gió lạnh.

Ngoài ra, việc trẻ ngồi trước còn hít phải khói, bụi gây các cơn hen phế quản, viêm mũi, đặc biệt ở những trẻ cơ địa dị ứng và có sức đề kháng kém. Bởi vậy, khi ra ngoài trời, cha mẹ nên để bé ngồi sau xe đeo đai an toàn.

PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng đưa ra nguyên tắc để phòng bệnh cho trẻ như sau:

Giữ ấm cho trẻ

BS Dũng chia sẻ quy tắc “4 ấm” là giữ ấm bụng, chân, tay và lưng. Đặc biệt chú ý đến những bộ phận này vì đó là những vùng nhạy cảm, khi bé nhiễm lạnh sẽ dễ bị cảm, ốm.

Đối với trẻ sơ sinh, bé chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt nên thường dễ bị nóng quá hay lạnh quá. Ở những ngày rét đậm, bé cần phải mặc thêm áo dài, áo liền quần, áo ấm hay áo len bên ngoài áo lót, mang tất, đội nón len cho bé.

Nếu không giữ ấm cho trẻ khi ngủ, thì trẻ có thể bị bệnh đường hô hấp do nhiễm lạnh.

Không đưa trẻ ra gió

Đối với trẻ sơ sinh, tránh đưa bé ra gió nhiều hay ngoài trời đang rét đậm, không nên giữ ấm quá mức cần thiết, sẽ gây trẻ bị nóng và rịn mồ hôi. Nếu có ra mồ hôi, nên lau khô, và điều chỉnh lại việc mặc áo cho trẻ, lý do mồ hôi sẽ bị ngấm ngược lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và có thể gây viêm phổi.

Đối với trẻ lớn hơn, ngoài việc mặc áo ấm, cần lưu ý khi trẻ hoạt động nhiều, có ra mồ hôi nhiều thì lau khô người trước khi tắm nước ấm.

Tắm trong phòng kín gió

Khi tắm cho bé, trong ngày lạnh cần bật máy sưởi hoặc mở vòi nước nóng để hơi nóng lan tỏa khắp phòng rồi hãy tắm cho bé. Cần lau rửa, tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm để phòng nhiễm lạnh. Đối với trẻ đang ốm, cũng nên áp dụng cách này khi trời rét, vì không tắm cũng góp phần làm bệnh trở nặng hơn.

Đeo khẩu trang, mũ len

Khẩu trang cũng rất cần nếu bé đi ngoài trời lạnh, nên chọn loại mềm mại bằng cotton, che kín tai và mũi cho bé nhưng vẫn dễ thở. Mũ len nên chọn loại trùm kín đầu, bao gồm cả phần tai để gió không lọt qua. Ngoài ra, nên cho bé đi giày để giữ ấm cho đôi chân.

Ăn uống đủ chất

Việc ăn uống đủ chất rất cần thiết cho trẻ, vì giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại các bệnh về đường hô hấp trong mùa đông. Ăn uống nên là thức ăn hay nước uống ấm, dễ ăn, dễ tiêu. Khi ăn thức ăn nóng quá, trẻ có thể ra mồ hôi, cần lau khô cho trẻ. Không nên cho trẻ uống nước lạnh hay nước đá, dễ gây viêm họng.

Khi nào nên đưa trẻ đến bệnh viện?

Khi trẻ bỏ bú, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, thở rên, ngủ li bì, thóp phồng, chảy mủ tai, sốt, nhiều mụn ở da, cử động ít hơn bình thường, sốt cao, mệt mỏi, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, thở nhanh, chảy nước ở lỗ tai, không ăn uống được cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Video: Hình ảnh ‘thiên thần’ tật nguyền tung tăng đến lớp khiến người lớn khâm phục

Theo Diệu Thu (Dân Việt)

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago