Categories: Sức khoẻ

Bác sĩ khuyến cáo: Không bao giờ được lấy ráy tai

Vệ sinh đôi tai hay nói cách khác là lấy ráy tai là việc làm không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa đây là việc làm sai lầm có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thính giác…

Lợi ích của ráy tai

Theo cấu tạo, tai ngoài giống như cái ống và đáy của ống được bịt bởi một lớp màng, gọi là màng nhĩ. Da của ống tai được sinh ra bởi thượng bì của màng nhĩ mọc từ phía trong ra phía bên ngoài. Khi mọc ra phía bên ngoài, phần da này đẩy ráy tai ra cửa tai. Khi cảm thấy hơi ngứa ngứa, vướng thì ta chỉ cần lấy tay khều nhẹ là ráy tai ra ngoài rồi.

Ráy tai “sinh ra” do các tuyến của da trong ống tai ngoài tiết ra. Nó tạo môi trường axit làm cho tai khô. Chính nhờ vậy, vi khuẩn trong tai không phát triển được.

Không nên lấy ráy tai

Từ những phân tích trên có thể thấy việc lấy ráy tai sẽ làm da trong ống tai bị tổn thương, đồng thời làm cho môi trường axit và sự khô ráo trong ống tai không còn lý tưởng nữa. Như vậy, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ phát triển.

Đặc biệt, da trong ống tai lại rất mỏng manh (mỏng chỉ bằng 1/10 da bên ngoài) vô cùng dễ tổn thương, lại tì lên xương. Thế nên, ngay cả tăm bông cũng có thể làm da bị tổn thương. Khi da ống tai bị tổn thương thì mô dưới da sẽ tiết ra dịch, là môi trường lý tưởng cho vi trùng trong tai phát triển.

Giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Phạm Kiên Hữu, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM khẳng định. “Lấy ráy tai là lấy đi lớp bảo vệ, làm da tổn thương và tạo môi trường cho vi trùng trong tai phát triển. Không bao giờ được lấy ráy tai”.

Những hậu quả do lấy ráy tai

Điếc, nhiễm trùng não…

Nhiều người thường tự lấy ráy tai hoặc có thói quan lấy ráy tai khi đi tiệm cắt tóc, gội đầu mà không hề biết việc làm này chứa nhiều nguy cơ rủi ro.

Thứ nhất, việc lấy ráy tai do những người không có chuyên môn thực hiện. Thứ hai, dụng cụ khá sắc bén và ngoáy vô sâu bên trong tai nên nguy cơ tổn thương, nhiễm trùng cao; bất cẩn có thể thủng màng nhĩ tạo điều kiện cho vi trùng ăn sâu vào trong tai.

Một điều nguy hiểm nữa là khi làm trầy da ống tai sẽ làm phản ứng viêm, sưng da. Phản ứng viêm đó làm ống tai hẹp lại, ráy tai bị ứ đọng phía bên trong, không ra ngoài được. Khi ráy tai tiết ra càng nhiều mà không có đường thoát ra sẽ dồn lấn vào trong, làm bể màng nhĩ.

Màng nhĩ thủng, bể có khuynh hướng ăn vào trong, làm cho vi trùng từ bên ngoài vào trong tai gây viêm tai giữa rất nguy hiểm. Đặc biệt, ống tai cách sàn sọ (màng não) chỉ có 3 mm bởi vậy khi tình trạng nhiễm trùng trong ống tai xảy ra, nhất là ở người lớn tuổi, suy giảm miễn dịch, tiểu đường,.. thì nhiễm trùng có thể ăn lên tới não, gây chết người.

Lời kết

Lấy ráy tai là việc làm vệ sinh tai hoàn toàn sai lầm, gây hại mà hầu hết mọi người không hề hay biết. Vì vậy, để bảo vệ đôi tai, giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Phạm Kiên Hữu, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM khuyến cáo người dân ‘Không bao giờ được lấy ráy tai’.

Trường hợp bị nhiễm trùng tai, người dân cần tới bác sĩ tai mũi họng để xử lý. Nguyên tắc quan trọng nhất khi tai bị viêm là không được khều, móc, tự chăm sóc bằng bất kỳ phương pháp nào để ngăn ngừa diễn biến nặng của các nhiễm trùng từ da ống tai.

Theo Thanhnien.vn

Bác sĩ

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

20 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

20 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago