Categories: Tin tức

Bác sĩ Hà Nội cố vấn qua Facebook giúp đồng nghiệp Cần Thơ mổ tim bệnh nhi

Bệnh nhi gần 2 tuổi chỉ nặng 9,5 kg có lỗ thông liên nhĩ lớn tới 20 mm, kíp mổ từ Cần Thơ được phó giáo sư Nguyễn Lân Hiếu tại Hà Nội hỗ trợ qua điện thoại và Facebook để hoàn thành ca thông tim.

Bác sĩ Nguyễn Đình Đại Khánh, Trưởng Khoa Can thiệp Tim mạch và Chẩn đoán hình ảnh tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết bé gái sinh năm 2014 nhập viện với chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh thông liên nhĩ thể thứ phát.

Kết quả siêu âm tim cho thấy lỗ thông liên nhĩ khoảng 20 mm, rất lớn so với một bệnh nhi chỉ cân nặng 9,5 kg. Bệnh nhi đã có biến chứng giãn các buồng tim phải, tăng áp lực động mạch phổi và dấu hiệu suy tim. Đa số trường hợp này khó can thiệp thành công mà phải tiến hành mổ hở. 

Các bác sĩ dùng bóng sizing balloon để đo kích thước lỗ thông.

Khả năng thành công chỉ khoảng 60% nếu thực hiện can thiệp bít lỗ thông bằng dụng cụ qua da, song không muốn con trải qua ca mổ lớn nên người nhà tha thiết mong được bác sĩ tiến hành can thiệp. Từng có kinh nghiệm thực hiện nhiều ca can thiệp dưới sự hướng dẫn của các giáo sư đầu ngành, bác sĩ Khánh liên hệ phó giáo sư Nguyễn Lân Hiếu, Phó giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để xin ý kiến. 

Sau khi gửi hình ảnh bệnh nhi qua Facebook và trao đổi qua điện thoại cùng phó giáo sư Hiếu, kíp bác sĩ Cần Thơ tự tin bước vào ca mổ. Trong phòng can thiệp, ê kíp tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ xa trong việc lựa chọn dụng cụ cũng như có những bước xử lý phù hợp.  

“Quá trình can thiệp chỉ diễn ra hơn một giờ nhưng có nhiều khâu cần phải thận trọng, như phải chọn đúng kích cỡ dụng cụ để bít lỗ thông qua da, tránh thao tác thừa khi thực hiện để mang lại hiệu quả cao nhất cho bệnh nhân”, bác sĩ Khánh chia sẻ.

Cùng với ca trên, liên tục trong 6 giờ, ê kíp của vị bác sĩ 34 tuổi còn thực hiện 3 ca phức tạp khác. Trong đó có nữ bệnh nhân 43 tuổi ngụ Vĩnh Long với chẩn đoán thông liên nhĩ lỗ thứ phát, tăng áp lực động mạch phổi nặng, được đóng dù amplatzer ASO 40. Hai ca còn lại đều được chẩn đoán còn ống động mạch (PDA). Các bệnh nhân sau mổ đang hồi phục tốt và chuẩn bị được xuất viện.

Theo bác sĩ Khánh, việc thực hiện can thiệp tim mạch thành công những trường hợp này đánh dấu sự phát triển lớn về mặt kỹ thuật, giúp bệnh nhân ở đồng bằng sông Cửu Long đỡ phải di chuyển xa xôi lên TP HCM chữa trị, giảm áp lực quá tải chuyên khoa tim mạch tuyến trên. Can thiệp tim có nhiều ưu điểm như không để lại sẹo, thời gian nằm viện ngắn, giảm chi phí, giúp bệnh nhân tránh được cuộc mổ lớn. 

Lê Phương

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những điều có thể bạn chưa biết về chế độ ăn kiêng Microbiome

Chế độ ăn kiêng Microbiome là ý tưởng của Tiến sĩ Raphael Kellman nhằm khuyến…

3 hours ago

Không uống nước trong 24 giờ cơ thể sẽ ra sao?

Trong cơ thể, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng và phân bố không đồng đều…

4 hours ago

Hệ vi sinh vật đường ruột ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như thế nào

Đường ruột đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tìm ra giải pháp…

24 hours ago

Bài tập 3 ngày cực hay giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột là yếu tố được chú trọng hàng đầu…

24 hours ago

Lịch sử chẩn đoán bệnh thông qua hơi thở

Thế kỷ hiện đại, kiểm tra hơi thở đã và đang trở thành một công…

24 hours ago

Nhịn ăn 24h có gây ảnh hưởng đến đường ruột?

Hít thở, ăn, ngủ…là hoạt động thường ngày duy trì sự sống của con người.…

2 days ago