Categories: Mẹ và bé

Ba sai lầm phổ biến khi điều trị hăm tã cho trẻ

Hăm tã là vấn đề phổ biến và không quá nghiêm trọng ở trẻ em. Tuy nhiên, việc điều trị sai cách có thể có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn, khó chữa lành.

Để chữa trị hiệu quả và an toàn cho bé, cha mẹ cần tránh những sai lầm trong việc chăm sóc con bị hăm tã.

Sai lầm 1: Sử dụng phấn rôn hoặc tinh bột ngô để chữa hăm

Khi thấy trẻ có dấu hiệu hăm tã, nhiều bà mẹ vội vàng sử dụng phấn rôm hoặc bột ngô để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo đây là việc làm không đúng. 

Các loại phấn bột này sẽ kích thích làn da nhạy cảm của bé, làm chậm thêm quá trình chữa lành bệnh, thậm chí tạo điều kiện cho nấm men phát triển. Ngoài ra, chúng có thể xâm nhập vào phổi của bé, gây bệnh suyễn và khó thở.

Sai lầm 2: Sử dụng các loại kem có thể làm giảm phát ban

Làn da của bé còn mỏng và nhạy cảm, trong khi các loại kem chứa nhiều hóa chất nguy hiểm như axit boric, camphor, salicylat metyl hay benzoin. Chúng có thể gây ngứa và làm trầm trọng hơn tình trạng viêm.

Sai lầm 3: Lau rửa thường xuyên bằng xà phòng thơm là cách điều trị hăm tã hiệu quả

Nhiều cha mẹ muốn giữ cho trẻ luôn thơm tho cả ngày nên họ thích sử dụng các loại sản phẩm mùi thơm lau rửa cho bé. Tuy nhiên, họ không biết rằng hương thơm từ các sản phẩm này có thể gây kích ứng da nhiều hơn, làm trầm trọng tình trạng hăm và khó điều trị.

Làn da của trẻ nhạy cảm nên rất dễ bị hăm tã. Ảnh: Babycentre.

Cách chăm sóc và giảm tình trạng hăm tã

– Thay tã thường xuyên, đặc biệt khi ướt hoặc bẩn.

– Sử dụng các sản phẩm có chứa dầu hoặc oxit kẽm, chúng có thể giảm ngứa và đỏ.

– Sử dụng dầu dừa: Đặc tính kháng khuẩn của dầu dừa làm dịu và chữa lành vết thương trên da bé. Bạn có thể bôi nhẹ dầu dừa lên vùng hăm nhiều lần trong ngày hoặc thêm vài thìa dầu dừa vào nước tắm để dưỡng ẩm.

– Với trẻ còn bú mẹ, sữa mẹ cũng là cách để chữa hăm tã, chống nhiễm trùng, đồng thời không gây dị ứng. Bạn chỉ cần chà một vài giọt sữa mẹ trên vùng da bị hăm thường xuyên và để da khô trong không khí trước khi cho bé mặc tã mới.

– Nếu trẻ bị hăm thường xuyên, hãy thay đổi loại tã mà bạn sử dụng.

Cách vệ sinh đúng cách khi trẻ bị hăm tã

– Rửa bằng nước ấm, không sử dụng xà phòng, trừ khi khu vực này thật sự bẩn.

– Sử dụng khăn sạch và thấm lên vùng dễ bị hăm. Không sử dụng giấy ướt hoặc khăn lau có chứa cồn hoặc propylen glycol, những loại hương này có thể gây kích ứng da.

– Không nên chà mạnh vì sẽ kích thích làn da nhạy cảm của bé.

– Sau khi rửa xong, lau khô để ngăn ngừa nấm phát triển.

– Rửa tay của bạn sau mỗi lần thay tã để không lây lan vi khuẩn.

Xuất hiện những vết chàm mới trên người, rụng tóc, thay đổi hành vi, ngủ ngáy to… là những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh bạn cần cho trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Phương Mai
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago