Bé gái 7 tuổi phải phẫu thuật cắt bỏ móng tay do xé da xước măng rô
nhiễm trùng. Đây là thói quen xấu nhiều người mắc nên bác sĩ phải đưa ra
lời cảnh báo.
Bé gái suýt bị cắt bỏ ngón tay vì bị “xước măng rô”
Theo thói quen, cô bé 7 tuổi ở Trường Sa, Hồ Nam (TQ) luôn đưa tay lên miệng cắn và xé phần da khô bị bong ở quanh các móng tay. Do bố mẹ không để ý nên vài ngày sau tay của bé bắt đầu sưng lên.
Đến ngày thứ 3 thì tay viêm và sưng mủ to lên, trông có vẻ bất thường nên bố mẹ bé đã cho bé vào viện để kiểm tra chi tiết.
Các bác sĩ cho biết ngón tay đã bị nhiễm trùng nặng nên buộc phải phẫu thuật khẩn cấp để ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng. Cuộc phẫu thuật trở nên khó khăn vì bác sĩ phải rạch dài phần ngón tay để bóc hết phần sưng mủ.
Tiếc rằng móng tay của bé cũng phải cắt bỏ do nhiễm trùng thâm nhập. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm tủy xương, thậm chí là phải cắt
ngón tay.
Bác sĩ nói rằng đã có rất nhiều người giống cô bé này, da tay bị khô, xước xơ ra ngoài và luôn dùng răng cắn bỏ. Đừng nghĩ rằng đó chỉ là mẩu da thừa, xước măng rô không nên coi là chuyện đơn giản.
Lý do xuất hiện những vết xước măng rô
Vết xước măng rô là phần da bị mọc thừa cứng sừng hóa lại xung quanh vành móng tay. Khi móng tay phát triển quá nhanh, da bọc quanh nó không theo kịp tốc độ của móng dẫn đến mọc ngược trở lại, không bám vào vỏ móng tay.
– Phụ nữ hay làm việc nhà, tiếp xúc lâu dài với các chất tẩy rửa có tính kiềm, trẻ hay cắn móng tay sẽ kích thích phần da thừa này xuất hiện nhiều hơn.
– Trẻ em nếu bị xước măng rô nhiều chủ yếu là do thiếu nguyên tố vi lượng.
– Xước măng rô còn liên quan đến việc gan bị tổn thương hoặc dạ dày, lá lách có vấn đề.
Nếu
bạn vừa bị chứng xước măng rô thường xuyên kèm theo dạ dày khó chịu và các vấn đề thể chất khác, thì nên đi khám y tế kịp thời.
Các bác sĩ cảnh báo, nếu bạn cắn xé vết xước măng rô một cách mất kiểm soát sẽ dẫn đến rách da và tổn thương mô dưới da, nhiễm khuẩn thứ phát, viêm da viền móng.
Trẻ có thói quen cắn móng tay sẽ rất dễ mắc bệnh về da (Ảnh minh họa)
Cách khắc phục tình trạng xước măng rô
– Khi các đầu ngón tay bị xước, cách tốt nhất là bạn nên ngâm tay trong nước ấm khoảng 5 phút, chờ đến khi da xung quanh móng mềm thì dùng dụng cụ cắt móng cắt sạch sẽ sát gốc, làm cho mặt da phẳng trở lại.
– Nếu bạn lo lắng vi khuẩn hoặc nhiễm trùng thì nên dùng rượu hoặc dung dịch sát khuẩn bôi 1 lớp mỏng bên ngoài sau khi vệ sinh.
– Nếu cẩn thận hơn nữa, bạn nên bôi một lớp kem dưỡng hoặc thuốc mỡ có tác dụng giữ ẩm, hiệu quả sẽ tuyệt vời hơn.
– Nếu vô tình làm xước da tay, tùy từng mức độ mà có những cách xử lý khác nhau.
– Nếu chỉ đau nhẹ và sưng, có thể bôi một số loại kem kháng nấm tại chỗ. Nếu viêm mủ thì phải sử dụng thuốc kháng sinh, thậm chí khi có mủ chảy ra thì phải phẫu thuật loại bỏ phần thịt đã viêm hỏng xung quanh móng.
Lời khuyên của bác sĩ
1.Cố gắng tránh tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm có tính kiềm như sử dụng ít xà phòng, chất tẩy rửa… Nên dùng găng tay cao su để tránh tiếp xúc trực tiếp.
2. Thường chú ý bảo vệ bàn tay bằng cách bôi kem dưỡng ẩm, đặc biệt là sau khi rửa tay. Lựa chọn loại kem dưỡng da tay phù hợp để hạn chế da khô, gây bong tróc nhiều hơn.
3. Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, ăn một số thực phẩm từ đậu, trái cây, rau quả, sữa, trứng, nhiều vitamin A, D, kẽm, selen. Cụ thể các món ăn như cà rốt, dưa hấu, trứng, sữa, hạnh nhân, rong biển, cá, rau lá xanh.
Theo Trí Thức Trẻ
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…