Categories: Tin tức

8 sự kiện thiên văn đặc biệt nhất năm 2018: Ngay tháng 1 đã có cái đầu tiên!

Nào, hãy lấy lịch 2018 ra và khoanh tròn những ngày đặc biệt dưới đây để tránh bỏ lỡ 8 sự kiện thiên văn đặc biệt xuất chúng của năm nay nhé!

Nếu như 2017 là một năm của mưa sao băng và siêu trăng, thì năm 2018 sẽ còn xuất sắc hơn nhiều khi bạn sẽ được đón nhận thêm những hiện tượng thiên văn thú vị khác. Dù bạn không phải là người yêu việc “khám phá bầu trời”, bạn cũng sẽ tiếc đứt ruột nếu bị bỏ lỡ những sự kiện này, đảm bảo chắc luôn!

Còn chần chừ gì nữa mà không lấy lịch 2018 ra và khoanh tròn những ngày đặc biệt dưới đây nào!

1. Ngày 31/1 – Nguyệt thực toàn phần

Nguyệt thực toàn phần, hay còn gọi là siêu nguyệt thực là hiện tượng thiên văn hiếm gặp, thường chỉ lặp lại trong chu kì từ 10 – 12 năm trong cùng khu vực. Hiện tượng này sẽ xảy ra vào ngày 31/1 và là sự kiện thiên văn đặc biệt nhất năm 2018. Đặc biệt hơn cả, lần nguyệt thực toàn phần này trùng vào thời điểm Mặt Trăng đi qua điểm cận địa (tức dịp siêu Trăng). Do đó, Mặt Trăng trông sẽ to và rõ hơn những lần quan sát thông thường một chút.

Siêu nguyệt thực trên bầu trời thành phố Sydney, Úc với quang cảnh Mặt trăng bị bóng tối Trái đất che khuất khoảng 37% (ghi nhận vào tháng 6/2012. Ảnh: Getty Images)

Việt Nam (cùng với những nước như New Zealand, Úc, Indonesia, Hawaii, Nhật Bản và Philippines) cũng nằm trong khu vực có thể theo dõi trọn vẹn hiện tượng này. Dự báo, siêu nguyệt thực sẽ bắt đầu từ khoảng 8 giờ tối với tổng thời gian cả pha là 5 giờ 17 phút 12 giây. Phần cực đại của pha toàn phần là vào lúc 20 giờ 31 theo giờ Việt Nam.

2. Ngày 7 – 8/3 – Khoảnh khắc các hành tinh xếp hàng

Đầu tháng 3, sao Mộc, sao Thổ và sao Hỏa sẽ di chuyển và đứng thành một hàng trên bầu trời. Mặt trăng cũng đứng ở giữa sao Mộc và sao Hỏa. Hiện tượng này là khoảnh khắc trùng khớp thú vị nhưng có vẻ sẽ rất khó để bạn có thể theo dõi được.

3. Ngày 15/7 – Mặt trăng “chạm trán” sao Kim

Đây được coi là dịp đặc biệt để chị Hằng gặp mặt Vệ Nữ khi chúng tiến đến gần nhau trên bầu trời phía Tây Nam lúc hoàng hôn. Thật tiếc khi chỉ có khu vực Bắc Mỹ mới là nơi lý tưởng để chiêm ngưỡng trọn vẹn cuộc hội ngộ này. Khi ấy, Mặt trăng và sao Kim sẽ chỉ cách nhau khoảng 1,6 độ.

4. Ngày 28/7 – Nguyệt thực toàn phần và sao Hỏa đạt cực đại

Đây là lần thứ hai trong năm, hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra. Nếu ai đã trót bỏ lỡ dịp 31/1 thì nhất định phải ghi nhớ lại ngày 28/7 này. Không chỉ là ngày có siêu nguyệt thực, 28/7 còn là lúc mà Mặt trăng ở xa Trái đất nhất và sao Hỏa đạt kích cỡ cực đại trên bầu trời.

Dự kiến, sự kiện nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra khoảng nửa ngày. Ở Việt Nam, chúng ta có thể theo dõi trọn vẹn hiện tượng trên từ khoảng 2 giờ sáng ngày 28/7. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể quan sát bằng mắt thường hình ảnh sao Hỏa sáng, rõ và cam rực ở bầu trời phía Nam. Được biết, sao Hỏa sáng như vậy lần cuối cùng vào năm 2003. Nếu bỏ lỡ, bạn sẽ phải chờ đến năm 2035 mới được chứng kiến lại lần nữa đấy.

5. Ngày 11/8 – Nhật thực bán phần

Vào lúc bình minh của ngày 11/8, nhật thực bán phần sẽ xuất hiện. Thật không may, hiện tượng này nằm dưới đường xích đạo nên chúng ta có thể sẽ không quan sát được gì. Hơn nữa nếu diễn ra, chúng cũng chỉ “chóng vánh” trên bầu trời vài phút mà thôi. Chỉ có những địa điểm gần phía Bắc bán cầu như Iceland, Greenland, Nga… mới mong bắt trọn được khoảnh khắc trên.

Nhật thực bán phần tại thành phố Ngân Xuyên, Trung Quốc. Ảnh ghi nhận vào năm 2009.

6. Ngày 13 – 14/8 – Mưa sao băng Perseid

2018 tiếp tục ghi nhận những cơn mưa sao băng rải rác, nhưng mưa sao băng Perseid là một trong những trận mưa lớn nhất trong năm. Nó thường đạt tần suất 60 – 100 vệt/giờ. Năm nay, chúng ta có thể quan sát rất rõ sự kiện này bởi nó sẽ diễn ra vào đêm 13, rạng sáng 14 bắt đầu từ lúc 23 giờ theo giờ Việt Nam, trong điều kiện Mặt trăng lặn sớm.

7. Ngày 12/12 – Sao chổi xuất hiện

Các nhà thiên văn học dự đoán rằng ngày 12/12 sẽ là thời điểm sao chổi 46P/ Wirtanen tiến gần tới Mặt trời. 4 ngày sau, nó sẽ tiếp cận Trái đất với khoảng cách 11 triệu km. Sau đó, nó rời khỏi Thái dương hệ. Được biết, 46P/ Wirtanen sẽ là ngôi sao chổi sáng nhất trong khoảng 5 năm trở lại đây.

8. Ngày 13, 14/12 – Mưa sao băng Geminid

Đến hẹn lại lên, mưa sao băng Geminid sẽ chốt hạ năm 2018 bằng một màn “trình diễn” ấn tượng trên bầu trời. Đây là đợt mưa sao băng lớn thứ hai trong năm. Chúng ta có thể quan sát hiện tượng này mà không gặp phải bất kì cản trở nào.

Còn chần chừ gì nữa mà không “note” ngay lại nhỉ?

Kính thiên văn được phát minh hàng triệu năm về trước

Theo thethaovanhoa

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

1 hour ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

23 hours ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

2 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago