Categories: Sức khoẻ

8 nguyên tắc kiêng kỵ khi ăn trứng bạn đừng "dại" quên kẻo nguy hiểm

Dưới đây là danh sách 8 điều kiêng kỵ khi ăn trứng được khuyến nghị bởi các chuyên gia y tế.

Là một thực phẩm bổ dưỡng, dễ thưởng thức cũng như dễ chế biến, các món trứng thường xuyên xuất hiện trên bàn ăn của các gia đình ở nhiều nước trên thế giới.

Nhưng ít ai biết rằng, loại thực phẩm tưởng như lành tính này sở hữu một danh sách kiêng kỵ không hề ngắn!

1.Đường:

Tại các nước châu Á, nhiều bà nội trợ có thói quen dùng nước đường để tạo màu khi chế biến món thịt kho trứng.

Đường đứng đầu trong danh sách những loại thực phẩm, gia vị kiêng kỵ với trứng. (Ảnh: nguồn internet).

Kỳ thực, việc làm này sẽ khiến cho protein fructose acid amin trong trứng kết hợp với lysine và tạo thành một chất rất khó hấp thu vào cơ thể, thậm chí còn gây ra nhiều phản ứng bất lợi đối với sức khỏe.

2.Hồng:

Ăn hồng ngay sau khi thưởng thức món trứng là một điều tối kỵ đối với sức khỏe. Hành động này có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm như ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày cấp tính, kết sỏi trong phổi.

Sự kết hợp của “cặp đôi kiêng kỵ” là hồng và trứng còn gây ra nôn mửa, đi ngoài, đau bụng…(Ảnh: nguồn internet).

Đối với trường hợp này, người bị ngộ độc cần nhanh chóng uống dung dịch gồm 20g muối và 200ml nước sôi, hoặc uống nước ép gừng tươi hòa cùng nước ấm để kích thích cơ thể nôn ra các chất độc hại.

3.Sữa đậu nành:

Mặc dù được coi là một đồ uống lành tính và dễ hấp thu, nhưng sữa đậu nành cũng nằm trong danh sách những thực phẩm không thể kết hợp cùng trứng.

Sữa đậu nành cũng nằm trong danh sách những loại thực phẩm kiêng kỵ với các món trứng. (Ảnh: nguồn internet).

Nguyên nhân nằm ở chỗ, khi thưởng thức đồng thời hai loại thực phẩm này, protein trong trứng sẽ kết hợp cùng trypsin trong sữa đậu, gây cản trở quá trình phân giải và hấp thụ chất đạm của cơ thể, đồng thời cũng làm hao hụt hàm lượng dinh dưỡng trong sữa và trứng.

4.Thịt ngỗng, thịt thỏ:

Trứng cũng không thể kết hợp cùng thịt ngỗng và thịt thỏ. Điều này đã được Lý Thời Trân ghi lai trong “Bản thảo cương mục”.

Theo danh y họ Lý, “trứng gà ăn cùng thịt thỏ sẽ gây ra kiết lị.” (Ảnh minh họa).

Đó là bởi cả thịt thỏ, thịt ngỗng và trứng đều có tính hàn và chứa một số chất có hoạt tính sinh học, khi kết hợp cùng nhau sẽ sinh ra những phản ứng kích thích tiêu hóa, tạo thành chứng tiêu chảy.

5.Thịt baba:

Thưởng thức thịt ba ba sau khi ăn trứng đồng nghĩa với việc bạn đang phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.

Thịt ba ba hoàn toàn không phải là lựa chọn thích hợp để ăn kèm món trứng. (Ảnh: nguồn internet).

Các thầy thuốc Trung y cũng cảnh báo, thịt ba ba có vị mặn, tính bình, đặc biệt kiêng kỵ với những người bị cảm lạnh, thể trạng hàn thấp, phụ nữ có thai và người tiêu hóa kém.

6.Trà:

Do mùi tanh đặc trưng của trứng, nhiều người thường uống trà sau khi ăn để khử mùi cho khoang miệng. Tuy nhiên, đây lại là một việc làm phản khoa học và gây nhiều hệ lụy đối với sức khỏe.

Uống trà sau khi ăn trứng sẽ gây cản trở quá trình bài tiết của cơ thể. (Ảnh: nguồn internet).

Lá trà có chứa acid tannic, nếu gặp protein trong trứng sẽ tạo kết hợp và tạo thành protein acid tannic – chất làm chậm nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột. Tình trạng này không chỉ khiến cho các chất độc hại tích trữ lâu ngày trong cơ thể mà còn là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới táo bón.

7.Uống thuốc tiêu viêm ngay sau khi ăn trứng:

Trứng là loại thực phẩm rất giàu đạm. Nhưng ít ai biết rằng protein lại là chất có liên quan trực tiếp tới các chứng viêm.

Khi cơ thể có dấu hiệu viêm, các chuyên gia y tế đặc biệt khuyến cáo người bệnh không nên uống thuốc tiêu viêm sau khi ăn trứng. (Ảnh minh họa).

Những đối tượng bị tiêu chảy và mắc các bệnh về đường tiêu hóa càng không nên ăn trứng trước khi khỏi bệnh. Bởi protein trong trứng sẽ làm gia tăng áp lực cho dạ dày, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa – hấp thu của cơ thể.

8.Tuyệt đối không ăn trứng chưa chín:

Lời cảnh báo này dành cho những người thích ăn trứng sống và trứng lòng đào.

Trên thực tế, lòng trắng trứng có chứa chất gây cản trở việc hấp thụ protein của cơ thể. Các chất này chỉ bị phân giải khi gặp nhiệt độ cao.

Bởi vậy, ăn trứng chưa chín đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ không hấp thụ trọn vẹn hàm lượng dinh dưỡng, thậm chí còn có thể gây cản trở tiêu hóa.

Ăn trứng chưa được chế biến chín chẳng khác nào “rước bệnh vào người”. (Ảnh: nguồn internet).

Chưa dừng lại ở đó, vỏ trứng gà còn bị nhiễm nhiều chất bẩn từ phân, đất, các vi khuẩn từ gà mẹ…Những yếu tố độc hại này hoàn toàn có thể thâm nhập vào bên trong.

Do đó, việc ăn trứng sống hay luộc trứng lòng đào không chỉ giảm hàm lượng dinh dưỡng mà còn làm gia tăng cơ hội cho các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

18 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

18 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago