Categories: Mẹ và bé

7 sai lầm phổ biến khi nuôi trẻ

Cho trẻ ăn uống nước yến, sữa ong chúa và bổ sung vitamin khi trẻ không chịu ăn rau… là một trong những quan niệm sai lầm của các bậc phụ huynh khi nuôi trẻ.

1. Các thực phẩm có đường làm cho trẻ hiếu động

Theo Indiatimes, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng không có mối quan hệ giữa đường và trạng thái hiếu động thái quá của các bé. Các chuyên gia tin rằng trẻ em có thể hành xử không kiểm soát do các yếu tố khác như thiếu ngủ, ăn uống kém, thiếu sắt hoặc ít hoạt động thể chất.

Nếu bé quá hiếu động, cha mẹ hãy thử thay đổi chế độ ăn và tăng cường chất dinh dưỡng với các món ăn nhẹ như bánh quy, bánh mì.

2. Trẻ nhỏ thường ăn uống khó chièu hơn trẻ đã lớn

Đây là quan niệm sai lầm bởi vì việc khuyến kích các em nhỏ thử món ăn mới thường dễ dàng so với trẻ lớn. Hầu hết trẻ em thường có sở thích với một món ăn nào đó thông qua việc ăn chúng nhiều lần. Nghĩa là các bé sẽ nhận thức được vị ngon và hấp dẫn của món ăn sau khi được thưởng thức món ăn đó vài lần sau đó.

Vì vậy, các mẹ đừng từ bỏ thực đơn đó khi các bé không thích ăn những món nào đó trong lần đầu tiên.

3. Bột yến mạch là tốt nhất cho trẻ

Bột yến mạch là thực phẩm bổ dưỡng đối với người lớn, tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng thực phẩm này cho trẻ. Giáo sư Nupur Krishnan, chuyên gia về dinh dưỡng tại Mỹ cho rằng: “Bột yến mạch chứa lượng lớn chất xơ có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ. Vì thế, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ ăn quá nhiều”.

4. Bổ sung vitamin tổng hợp khi con lười ăn rau

Theo chuyên gia dinh dưỡng trẻ em Jo Ann Hattner, bạn vẫn nên khuyến khích bé ăn vì rau chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng mà không loại vitamin tổng hợp nào có thể thay thế.

Nếu con ăn quá ít rau, các mẹ có thể cho con ăn thêm hoa quả bởi hoa quả chứa hàm lượng vitamin và chất xơ khá cao. Các mẹ nên bổ sung các loại quả như dưa hấu, cam, dâu tây, chuối… chứa rất nhiều vitamin A, axit folic và vitamin K rất tốt cho trẻ.

5. Trẻ em ở tuổi mẫu giáo sẽ không dị ứng với thực phẩm

Theo các chuyên gia, hầu hết trẻ em sẽ ít bị dị ứng thực phẩm khi được 3 tuổi tuy nhiên các bé vẫn có thể dị ứng với đậu phộng hoặc các thực phẩm khác. Tốt nhất, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa khi con có dấu hiệu dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào.

6. Chỉ sử dụng thực phẩm dành riêng cho trẻ em

Các mẹ nên cho trẻ phát triển vị giác với mọi loại thực phẩm bằng cách thay đổi thường xuyên thực đơn và các món ăn hàng ngày. Bạn hãy để bé thưởng thức nhiều loại thực phẩm khác nhau. Điều này sẽ giúp con phát triển thói quen ăn uống và có hệ tiêu hóa tốt.

7. Cho con dùng thuốc bổ

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng lượng dinh dưỡng trong thực phẩm con ăn hàng ngày là chưa đủ nên thường mua sâm, nước yến, sữa ong chúa… hoặc uống thêm canxi hoặc dầu cá để tẩm bổ cho con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng đây là quan niệm sai lầm và không tốt cho trẻ em.

Trên thực tế, giá trị dinh dưỡng của một số thực phẩm chức năng và thuốc bổ không cao, một số loại còn có chất kích thích. Nếu sử dụng nhiều có thể gây hại cho trẻ vì nó khiến trẻ hoặc hấp thu quá nhiều loại dinh dưỡng nào đó hoặc làm mất cân bằng tỷ lệ giữa các loại dinh dưỡng vào cơ thể.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago