Categories: Tin tức

6 sự kiện nhân loại vẫn biết đến như truyền thuyết nhưng hoàn toàn có thật, #1 là ‘cuộc chiến của các vị Thần’

Nhân loại vốn là người kể chuyện rất đặc sắc và chính những huyền thoại và truyền thuyết là nguồn cảm hứng cho trí tưởng tượng của chúng ta.

Chúa Tể Những Chiếc Nhẫn – một truyền thuyết đương đại lừng danh kể về một ngọn núi lửa của thế lực hắc ám. Những đài phun lửa hừng hực nổi lên từ Stromboli, ngọn núi lửa Sicilian được ví như “ngọn hải đăng Địa Trung Hải” đã tạo ấn tượng và khơi nguồn cảm hứng cho Tolkien sáng tạo nên ngọn núi lửa trong hư cấu cho cuốn tiểu thuyết này.

Ở một góc độ nào đó thì ngọn núi huyền thoại thời hiện đại này vẫn dựa trên một nhân tố có thực. Khi chiếc màn bí mật được phơi bày và cho ta thấy có rất nhiều câu chuyện cổ xưa hàm chứa những yếu tố thực tế. Và dưới đây là một chuỗi những câu chuyện sống động nhất

1. Hồ Crater và cuộc chiến của các vị thần

Bộ lạc Klamath người Mỹ bản địa tin rằng hồ Crater ở Oregon từng là một ngọn núi cao mang tên Mazama. Thời đó, Llo – vị thần cai quản thế giới dưới lòng đất đã đến cư ngụ nơi đây,

Trong một trận chiến hùng tráng với Skell vị thần cai quản bầu trời, lửa và lưu huỳnh giăng lên ngút trời giữa Mazama và đỉnh núi Shasta gần đó. Thần Llao thua cuộc và trở lại thế giới dưới lòng đất. Thần Skell làm sụp đổ ngọn núi đè lên thần Llao và giam cầm vị thần này mãi mãi, sau đó đặt lên trên “nhà lao” này một hồ nước xanh tuyệt đẹp.

Truyền thuyết thực sự đang mô tả về sự kiện phun trào núi lửa cách đây 7,700 năm. Theo các nhà địa chất học, vụ phun trào này mạnh gấp 40 lần so với đợt phun trào của núi St. Helens vào tháng 5 năm 1980. Một lượng dung nham khổng lồ phun trào đã gây đứt gẫy vỏ trái đất, tạo thành một miệng núi lửa khổng lồ chứa đầy nước mưa.

2. Sri Lanka và Đội Quân Người Khỉ

Sử thi Ramayana – bộ sử thi trường ca tiếng Phạn của Ấn Độ – có mô tả về một một khu vực xảy ra các vụ bắt cóc nổi tiếng thời cổ đại. Sita, vợ của thần Rama, đã bị bắt cóc và đưa đến Vương quốc Quỷ trên đảo Lanka. Rama cùng với anh trai là Lakshma và một đội quân với những người đàn ông trong bộ dạng của loài khỉ, đã xây dựng một chiếc cầu nổi (Cầu Rama) nối giữa Ấn Độ và Lanka, nhờ đó họ đến được hòn đảo và đánh bại vua quỷ Ravana.

Dù câu chuyện mang nhiều chi tiết huyền ảo, nhưng sự tồn tại của cây cầu là có thật. Các ảnh chụp từ trên không cho thấy rất rõ có một đoạn bờ biển đá vôi dài 48 km (30 dặm) và cát trải dài giữa hai vùng đất liền.

Cây cầu này có một vài đoạn chỉ cách mặt nước vài mét và nó có thể là nguồn cảm hứng cho huyền thoại Hindu cổ đại. Theo những ghi chép, cây cầu vẫn tồn tại trên mực nước cho đến khi một cơn lốc xoáy vào thế kỷ 15 kéo theo cơn bão lớn nhấn chìm nó xuống biển.

3. Ngôi Sao Khách

Vào khoảng năm 1006, các nhà thiên văn học trên khắp thế giới phát hiện ra một ngôi sao mà họ gọi là “ngôi sao khách”. Học giả người Ba Tư Ibn Sina đã đưa ra những kết quả chi tiết hơn về hiện tượng này so với những nhà nghiên cứu khác.

Trong cuốn sách Kitab al-Shifa (Sách chữa bệnh), ông đã giả thích về những vật thể có thể nhìn thấy được trong nhiều tháng và liên tục thay đổi màu sắc. Hơn nữa, nó còn phóng ra những tia lửa trước khi mờ dần đi.

Trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu nghi ngờ vật thể này là sao chổi, tuy nhiên các kết luận ngày nay cho thấy vật thể mà Sina quan sát chính là một vụ nổ siêu tân tinh diễn ra từ cách đây 7.200 năm và ánh sáng phát ra chỉ được nhìn thấy từ trái đất kể từ thiên niên kỉ thứ nhất. Mặc dù các bước sóng có thể nhìn thấy được đã bị phân tán, nhưng những tàn dư năng lượng cao của SN 1006 vẫn có thể được nhìn thấy từ đài thiên văn X Chandra của NASA.

Sự thay đổi màu sắc trong trường hợp này có thể đến từ việc sáp nhập hai sao lùn trắng, tạo ra một vụ nổ siêu tân tinh với mức năng lượng phát phóng rất đặc biệt và đầy màu sắc. Đây chính xác là những gì mà Sina mô tả đồng nghĩa rằng không những huyền thoại này là sự thật mà còn cung cấp cho các nhà thiên văn thời hiện đại những chi tiết vốn có thể đã thất truyền.

4. Thành Phố Atlantis

Một trong những huyền thoại rất nổi tiếng trong lịch sử nhân loại, được triết gia Hy Lạp mô tả lần đầu tiên chính là câu chuyện về một nền văn minh rực rỡ và phồn thịnh bị nhấn chìm xuống biển và không để lại bất cứ dấu vết gì.

Rất nhiều những cuộc tranh cãi lớn diễn ra nhưng một số nhà khảo cổ học cho rằng truyền thuyết này được viết nên từ sự sụp đổ của đế chế Minoan.

Khoảng 3.650 năm trước, một vụ phun trào núi lửa khủng khiếp làm rung chuyển Santorini mà sao đó gọi là vùng Thera. Những khoang mắc ma khổng lồ trong lòng đất phun trào dữ dội tạo nên những khoảng trống trong phần lõi và dẫn đến sự sụp đổ của hòn đảo, đồng thời tạo nên đợt sóng thần tiến đến Crete và nhấn chìm Thera vào vùng biển Aegean. Từ đó, nền văn minh Minoan chìm xuống đáy biển và không để dấu vết nào cho hậu thế.

5. Chim Sấm Sét và Cá Voi

Một câu chuyện lưu truyền khác của người Mỹ bản địa kể về một loài chim sấm sét – một sinh vật siêu nhiên và nhân từ, bay xuống biển và bắt lấy một con cá voi độc ác cướp đi nguồn tài nguyên của bộ tộc Quileute. Cuộc chiến giữa hai con vật tạo ra những cơn sóng mạnh, khiến nhiều người thiệt mạng trong lúc hỗn loạn.

Cuối cùng, chim sấm sét cố hết sức mình quắp lấy con cá voi lên khỏi mặt nước và thả rơi nó trên mặt đất tạo ra tiếng động vang trời.

Điều đáng kinh ngạc là những nhà địa chất học đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy một trận động đất mạnh xảy ra ở Tây Bắc Thái Bình Dương vào năm 1700 và đủ lớn để tạo nên một trận một sóng thần. Trận địa chấn không những gây ra thảm họa cho các bộ lạc miền duyên hải Mỹ mà thậm chí ảnh hưởng của nó còn vươn đến cả Nhật Bản.

Ngoài ra, Aiornis – một loài chim khổng lồ thời tiền sử mà cư dân ở Bắc Mỹ quan sát được có thể đã là nguồn cảm hứng viết nên câu chuyện về loài chim sấm sét. Với sải cánh dài tới 5 mét (16 feet), loài chim này hay sà xuống và ăn thịt xác cá voi mặc dù khó có khả năng chúng có thể nâng xác cá voi mang vào bờ.

6. Đại Hồng Thủy

Tất nhiên câu chuyện về chiếc thuyền có đầy đủ các giống loài động vật không phải là thật. Tuy nhiên, cũng giống như những câu chuyện huyền thoại khác, trận lũ lụt được ghi chép trong kinh thánh có thể được viết nên từ một tác phẩm có niên đại xa hơn. Trong đó, sử thi Gilgamesh là tác phẩm được nghĩ đến đầu tiên. Trong thần thoại dân gian ở khu vực Lưỡng Hà từ thế kỉ thứ 7 trước công nguyên, các vị thần đã âm mưu tạo ra một trận lụt lớn để tiêu diệt thế giới. Ea – một trong những vị thần đã đến và nói với một người tên Utu-napishtim rằng hãy làm một chiếc thuyền để cứu mình, gia đình và các loài động vật. Câu chuyện là một phần của công trình vĩ đại đầu tiên của nền văn học trong lịch sử loài người và có tính khai sáng con người như cũng như kinh thánh. Vậy có bằng chứng nào chứng minh rằng trận lụt này đã thực sự diễn ra?

Các ghi chép về địa chất cho thấy vùng Biển Đen, phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào thời kì khô cằn do thiếu nguồn nước từ các con sông băng khoảng cuối kỉ băng hà vào khoảng 11.500 năm trước. Các con sông băng tan chảy và đổ vào biển Bắc Băng Dương trong khi nước tại biển Đen thì dần khô cạn. Cùng thời gian đó, lưu vực Địa Trung Hải được lượng nước từ Đại Tây Dương chảy vào. Hai đại dương bị một vùng khô cằn chia cắt.

Cuối cùng, biển Địa Trung Hải cũng tràn vào Biển Đen. Nó làm cho rào chắn trầm tích giữa hai đại dương bị tách ra, và bất cứ ai ở khu vực ấy vào thời điểm này sẽ thấy một thác nước gấp 200 lần lượng nước thác Niagara đổ đầy lưu vực, nhanh đến mức một khu vực có cùng kích thước của Manhattan sẽ được bao phủ hoàn toàn đến hai lần trong một ngày.

Đây có phải là nguồn cảm hứng cho những trận lụt được mô tả trong văn học? Có lẽ là thế, nhưng nếu bạn đang tìm kiếm mối quan hệ trực tiếp giữa một thác nước huyền thoại và một sự kiện địa chất thực sự thì hãy nhìn vào câu chuyện về nguồn gốc của nhà nướcTrung Hoa.

Một nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng trận lụt tồi tệ nhất trong 10 thiên niên kỷ qua diễn ra dọc theo sông Hoàng Hà vào thời điểm đúng như ghi chép trong các văn bản cổ đại. Không chỉ vậy, các bằng chứng khảo cổ học tại đây cũng cho thấy rằng triều Hạ – một trong những triều đại huy hoàng đầu tiên của Trung Hoa là thực sự tồn tại.

Thần thoại thường là những câu chuyện đẹp đẽ và ngoạn mục nhưng khoa học thì lại có những quyền năng theo một cách khác. Nó không chỉ kể cho chúng ta những câu chuyện thực mà còn giúp chúng ta minh chứng rằng những câu chuyện thần tiên có khi là sự thật chứ không đơn thuần là sản phẩm của trí tưởng tượng.

Họ làm bánh gì mà hay nhỉ

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

1 day ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

4 days ago