1. Nói chuyện thật nhiều với bé
Hầu hết những đứa trẻ trong giai đoạn từ 18 tháng đến 2 tuổi học hỏi về thế giới xung quanh hàng tuần. Ở vào giai đoạn 2 tuổi, chúng có thể nói từ 50 đến 100 từ. Theo biên tập viên Tracy Cutchlow của cuốn sách Brain Rules for Baby (Tạm dịch: Những quy tắc để trẻ thông minh và hạnh phúc), bạn càng nói chuyện với bé nhiều, khả năng học hỏi ngôn ngữ của bé càng phát triển, đó cũng là bài học nuôi dạy con thông minh đầu tiên cho mọi bậc cha mẹ.
Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên “kể về ngày của bạn”. Tức là bạn nói cho bé nghe những việc bạn đang làm, đây là cách rất tốt giúp bé học từ mới một cách phong phú thông qua câu chuyện thường nhật của bạn.
Nói chuyện với con hàng ngày là cách tốt nhất để giúp con phát triển ngôn ngữ.
Chắc hẳn các mẹ đều thường xuyên đọc sách, truyện cho bé được khi đi ngủ? Vậy thì một lưu ý nhỏ cho bạn là, nên thay đổi giọng nói sao cho thú vị, hoặc phù hợp với nhân vật trong truyện để bé dễ tưởng tượng và học hỏi.
Để chắc chắn rằng con bạn có một nền tảng ngôn ngữ vững chắc, bạn tuyệt đối không nên cho bé học nói qua tivi. Tại sao ư? Tốc độ nói của ti vi thông thường rất nhanh và không phù hợp. Bé sẽ rất khó để “giải mã” và ghi nhớ loại ngôn ngữ này. Trong khi bé nghe mọi người nói chuyện, bé cũng cần đến sự tương tác của mọi người để có thể hiểu được nhiều nhất những gì nghe thấy.
Cutchlow cho biết, để duy trì cuộc nói chuyện, bạn nên sử dụng đa dạng các từ vựng, việc này sẽ giúp hình thành rất tốt kĩ năng đọc, viết và đánh vần cho con bạn.
2. Xây dựng cho bé hệ thống cảm xúc
Theo GS Ross Flom – Giáo sư môn tâm lý học của trường Đại học Brigham Young University ở Provo, Utah (Mỹ) việc phát triển cảm xúc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kĩ năng xã hội và nhận thức của bé. Bạn cũng nên dạy bé đọc các kí hiệu cảm xúc – một kĩ năng cuộc sống rất cần thiết cho bé sau này.
Nếu một đứa trẻ nào đó không may đụng phải con bạn trong lúc chơi, bạn nên giải thích với bé đó là một tai nạn. Như thế con bạn sẽ không “ôm hận” với người bạn kia. Chỉ một câu rất đơn giản kiểu như “À, bạn chỉ nhỡ làm con đau thôi con trai” là đã có thể giải quyết mọi vấn đề, giúp con bạn hiểu được chuyện gì vừa xảy ra.
Trong lúc chơi, bạn có thể gợi ý với bé về việc chia sẻ đồ chơi, đồ ăn hay bất cứ thứ gì của bé với bạn bè và cho bé nhìn thấy kết quả của hành động chia sẻ dễ thương đó của bé. Những câu nói đơn giản “Con nhìn này, bạn ấy đã rất vui khi con chia cho bạn đồ chơi/đồ ăn đấy!”. Bằng việc giúp bé học cách kết nối cảm xúc với hành động, bạn đang dần xây dựng cho bé một hệ thống cảm xúc, điều này rất có ích cho cuộc sống sau này của bé.
3. Cùng bé chơi những trò chơi trí tuệ
“Chơi trò Đóng kịch rất có ích trong việc thúc đẩy khả năng kiểm xoát cảm xúc và sự tự điều chỉnh của trẻ” – Tracy Cutchlow cho biết. Những trò chơi như ghép hình, vỗ tay theo nhịp mẫu, đóng kịch…. đều yêu cầu con bạn phải dừng lại vài giây để suy nghĩ và sau đó đưa ra đáp án thay vì để bé phản ứng theo bản năng. Các trò chơi này nên dành cho bé từ 3-4 tuổi.
Khả năng tự điều chỉnh và kiểm soát suy nghĩ có liên quan mạnh mẽ đến kĩ năng toán học cũng như khả năng quản lý của bé – đó là chức năng vạch ra những dự định, đặt ra mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ của não bộ. Thông qua chức năng quản lý này, có thể đánh giá được khả năng thành công của một người chính xác hơn chỉ số IQ.
4. Cho bé không gian sáng tạo
Để giúp phát triển tính sáng tạo của bé, bạn nên cho bé một không gian để bé có thể thỏa sức tưởng tượng. Nó hoàn toàn không phải việc bạn mua cho bé một món đồ chơi mới nhất hay đắt nhất, mà chỉ đơn giản là một cái hộp trống và 2 cây bút màu thôi. Thêm nữa, bạn cần cho con bạn thời gian và không gian để khám phá những thứ mới mẻ.
Bạn hoàn toàn có thể biến những không gian phức tạp trở thành không gian sáng tạo cho bé. Ví dụ như, một chỗ dành cho âm nhạc, một chỗ dành để vẽ, chỗ khác để đặt đồ chơi và một chỗ để quần áo – bất cứ thứ gì có thể giúp cho khả năng sáng tạo của bé bạn đều nên thử.
5. Khen ngợi những cố gắng của bé
Các nghiên cứu chỉ ra rằng bé sẽ học tập và làm việc chăm chỉ hơn nếu bố mẹ tán dương những cố gắng và hành động của bé thay vì khen ngợi trí tuệ của bé.
Vì thế, bạn nên nói “Wow, con đã làm việc thực sự chăm chỉ đó!” cho dù khi ấy bạn có muốn nói “Cục cưng của mẹ giỏi lắm!” đi chăng nữa. Vấn đề nằm ở chỗ, bé mong muốn được nhìn thấy những nỗ lực trong quá trình làm việc thay vì được khen ngợi nhờ kết quả tốt. Điều này giúp bé nhận ra, chỉ có chăm chỉ mới giúp bé thành công.
Khi bé lớn dần lên, bé sẽ hình thành “tư duy tăng trưởng”, điều này khiến bé tin rằng, chỉ cần bé cố gắng, bé có thể làm được mọi thứ thay vì “tư duy cố hữu” (tức là bé tin rằng tất cả những gì bé có thể làm đều chỉ dựa vào chỉ số IQ thiên bẩm mà thôi).
“Hơn 30 năm nghiên cứu, trẻ em có “tư duy tăng trưởng” sẽ có thái độ lạc quan hơn đối với thất bại. Chúng ít khi nghiền ngẫm lại những sai lầm mà chỉ đơn giản nhận ra rằng lỗi lầm mới là vấn đề và sẽ nhanh chóng tìm ra cách giải quyết”, GS Ross Flom cho hay.
6. Làm hành động chỉ tay vào đồ vật
Khoảng 9 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu bắt chước hành động chỉ tay của bạn. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ con sẽ học ngôn ngữ nhanh hơn nếu bạn chỉ vào những đồ vật khi bạn nói đến từ đó.
Có được sự tương tác này bởi bé có khả năng giao tiếp với bạn về những đồ vật, sự vật hay người nào đó bên ngoài bạn và bé. Và một khi con bạn đã có được khả năng này rồi việc giao tiếp của bé sẽ tinh tế hơn.
Một ví dụ đơn giản là bạn có thể đưa bé đến vườn thú, ở đó hãy chỉ vào một con vật rồi nói về nó, miêu tả nó để phát triển kĩ năng xã hội, nhận thức và chức năng ngôn ngữ của bé, giúp nuôi dạy con thông minh.
(Nguồn: Tổng hợp)
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…