Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong những tháng cuối thai kỳ vừa phải đảm bảo năng lượng chuẩn bị cho hành trình vượt cạn gian nan sắp tới, vừa phải có tác dụng rút ngắn thời gian chuyển dạ, giúp mẹ vượt cạn dễ dàng hơn. Tham khảo thử danh sách 6 loại thực phẩm giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng sau đây, không bổ ngang cũng bổ dọc mẹ ơi.
Hành trình vượt cạn có nhẹ nhàng hay không, cũng ít nhiều phụ thuộc vào thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong những tháng cuối
Trong vừng đen chứa nhiều dầu, protein, vitamin E, axit folic rất cần thiết trong việc hỗ trợ quá trình sinh nở của mẹ bầu diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, khi kết hợp vừng đen với bột sắn dây còn có tác dụng bổ máu, trị chứng thiếu máu, tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể, giúp mẹ bầu tiêu hóa tốt hơn.
Chè vừng đen nấu với bột sắn dây và đường phèn là món rất dễ ăn lại thanh mát, rất phù hợp với thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu ở những tháng cuối của thai kỳ. Bầu có thể sử dụng món này từ tuần thai thứ 33, 34 nhưng không nên ăn quá nhiều. Chỉ nên ăn 3 lần/tuần và ăn khoảng 1 bát là đủ.
Đây là một trong những thực phẩm giúp mẹ bầu dễ sinh rất hiệu quả, vừa dễ tìm lại vừa dễ chế biến. Rau lang có vị ngọt, tính mát đặc biệt rất tốt với phụ nữ mang thai. Trong thời gian bầu bì ăn rau lang thường xuyên giúp cơ thể thanh nhiệt, hạn chế tình trạng táo bón trong những tháng cuối.
Đối với những mẹ chọn phương pháp sinh thường, ăn nhiều rau lang luộc trong những tuần gần cuối thai kỳ cho đến khi xuất hiện những cơn đau chuyển dạ sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh hơn và giảm thời gian đau đẻ đi rất nhiều. Ngoài ra, rau lang còn là một thực phẩm giúp mẹ bầu có nhiều sữa sau khi sinh, lợi đôi đường mẹ nhỉ!
Lá tía tô có vị cay, tính ấm có công dụng an thai, giảm những triệu chứng khó chịu khi bị ốm nghén. Không chỉ vậy, lá tía tô cũng là thực phẩm giúp mẹ bầu dễ sinh hơn, bởi nó còn có công dụng làm mềm cổ tử cung, giúp cổ tử cung mở nhanh hơn và làm giảm những cơn đau khi sinh. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý chỉ uống nước lá tía tô khi xuất hiện những cơn đau chuyển dạ và uống càng đặc càng tốt.
Cách nấu nước lá tía tô: Dùng khoảng 2 lít nước nấu cùng với một nắm lá tía tô tươi đã vò nát, sắc cho đến khi còn lại 1 lít nước là được. Sau đó để nguội rồi bắt đầu cho mẹ bầu uống liên tục.
Trong những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu hãy thêm rau húng quế vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Rau húng quế là thực phẩm giúp mẹ bầu dễ sinh hơn, thời gian chuyển dạ được rút ngắn, giảm bớt các cơn đau.
Dùng khoảng 200g hoa hướng hương khô với 1,5 lít nước sắc đến khi còn lại khoảng 500ml là được. Ngay khi mẹ bầu nhận thấy những cơn đau chuyển dạ xuất hiện thì hãy uống nước hoa hướng dương, uống khi còn ấm. Nước hoa hướng dương sẽ giúp cho việc sinh nở của bạn diễn ra nhanh chóng hơn, thuận lợi hơn.
Vào tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu uống nước cam thảo thường xuyên sẽ hỗ trợ rất hiệu quả khi “vượt cạn”. Nước cam thảo có thể gây ra những cơn co thắt tử cung, làm cho cổ tử cung mở nhanh hơn, mẹ bầu cũng dễ sinh hơn.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…