Categories: Sức khoẻ

Vitamin K: “Chiến binh” thầm lặng

Dù hiếm khi được vinh danh, dù không mấy ai biết đến, chiến binh thầm lặng ấy vẫn âm thầm bảo vệ xương khớp, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, chăm lo người già, nâng đỡ trẻ sơ sinh…

Vitamin K tạo chất keo cần thiết cho xương

Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các em bé sinh ra đều được tiêm (hoặc cho uống) một liều vitamin K để khởi đầu một sức khỏe tốt. Với khả năng hoạt hóa ostecalcin (một loại protein hoạt động như chất keo gắn calci vào khung xương), vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương.

Một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh (với sự tham gia của 310 em bé, độ tuổi trung bình là 11) cũng khẳng định, việc cung cấp đủ vitamin K ở trẻ em giúp xương chắc khỏe và hạn chế nguy cơ loãng xương về già. Điều thú vị là, khi đo tỷ lệ khoáng trong xương của các em, họ phát hiện ra rằng: canxi cũng không thể tham gia vào quá trình chuyển hóa để tạo ra một hệ xương chắc khỏe nếu khẩu phần của các em thiếu đi nhóm thức ăn chứa vitamin K. Vai trò của loại vitamin này càng được chứng tỏ khi nhóm nghiên cứu cho các em bổ sung thêm các loại vitamin, đặc biệt là vitamin K. Chỉ trong một thời gian ngắn, 90% các em bé này có lượng khoáng trong xương tăng đáng kể.

Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh, trong các giai đoạn chuyển biến quan trọng (những năm đầu đời, dậy thì…), sự phát triển xương nhiều khi không theo kịp tốc độ phát triển của cơ thể trẻ em. Vì vậy, sự thiếu hụt vitamin K trong những giai đoạn này dễ dẫn đến nguy cơ giảm mật độ xương và mắc các chứng bệnh loãng xương khi đến tuổi trưởng thành.

“Băng cứu thương” khẩn cấp

Có thể bạn chẳng biết “mặt mũi” vitamin K như thế nào nhưng thực tế hàng ngày chúng ta vẫn vô tư tận hưởng những lợi ích từ nó mà không hề hay biết. Bắt đầu từ một việc đơn giản như khi bạn vô tình làm đứt tay, chính vitamin K trong cơ thể giúp bạn cầm máu.

Hiện tượng tự đông máu khi gặp thương tích là phản ứng phòng vệ vô cùng hữu ích của cơ thể. Nó là kết quả của một chuỗi phản ứng sinh hóa với sự tham gia của nhiều yếu tố đông máu mà hầu hết các yếu tố này không thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu vitamin K. Cũng vì khả năng xúc tiến sự đông máu mà nó được gọi là vitamin kháng xuất huyết. Sự thiếu hụt loại vitamin hữu ích này sẽ kéo dài tình trạng xuất huyết, gây nguy hiểm cho cơ thể.

Rất may là vitamin K có mặt ở hầu hết các loại rau xanh và trong nhiều thực phẩm thông dụng hàng ngày nên trong điều kiện dinh dưỡng bình thường, chúng ta hiếm gặp hiện thượng thiếu hụt sinh tố K. Cơ thể chỉ rơi vào tình huống thiếu sinh tố K trong trường hợp môi trường vi sinh trong đường ruột bị xáo trộn. Lúc này cơ thể sẽ có các dấu hiệu như chảy máu mũi, rong kinh, chảy máu nướu răng, chảy máu đáy mắt, vết thương khó cầm máu.

Vitamin K giúp ảo vệ tim mạch, phòng ngừa ung thư

Vitamin K2 được đánh giá cao trong khả năng phòng xơ hóa động mạch ở người cao tuổi. Đó là do vitamin K2 tham gia vào quá trình hình thành MGP (một loại protein có khả năng ức chế sự calci hóa các thành mạch), giúp các tế bào cơ trơn thành mạch khỏe, thành mạch giữ được độ mềm dẻo vốn có. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin K, 30% tiền MGP sẽ không được hoạt hóa để biến thành MGP. Điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ thành mạch bị calci hóa cũng tăng lên 30% so với người bình thường.

Một công trình nghiên cứu tại Đức với sự tham gia của 24.340 người trong độ tuổi 35-64 đã cho thấy mối liên hệ giữa việc bổ sung vitamin K và bệnh ung thư. Các nhà khoa học đã yêu cầu họ trả lời một bảng hỏi chi tiết về chế độ ăn hàng ngày, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh… Trong thời gian 10 năm nghiên cứu, có 1.755 người được chẩn đoán mắc bệnh đại tràng, bệnh về tuyến vú, tuyến tiền liệt và có 458 người tử vong do ung thư. Qua phân tích chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hàng ngày của các ca tử vong, các nhà khoa học phát hiện: Những người này thường không bổ sung đủ lượng vitamin K cần thiết trong chế độ ăn uống.

Một nghiên cứu nữa được công bố trên tạp chíAlternative Medicine Review lại chứng minh khả năng điều trị ung thư gan của vitamin K1. Trong 30 người bệnh nhân ung thư gan được dùng vitamin K1 có 6 người ổn định, 7 người giảm mức nguy hiểm, 7 người khác có chức năng gan được cải thiện; 15 người bệnh có chỉ tiêu prothrombin bất thường đã bình thường hóa trở lại.

Tìm vitamin K ở đâu?

Vitamin K có 3 loại là K1, K2 và K3. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì chúng ta chỉ nên bổ sung vitamin K1 (nguồn gốc thực vật) hoặc K2 (có nguồn gốc vi khuẩn). Với vitamin K3 thì không nên vì khi dùng thường sinh ra các gốc tự do nên chỉ dùng khi có chỉ dẫn của bác sỹ. Họ cũng cho biết, cách bổ sung vitamin K an toàn là thông qua thực phẩm.

Vitamin K1 thường có nhiều trong rau xanh có màu đậm như rau càng cua, salat, súp lơ, cải bắp, cải broccoli; còn vitamin K2 có nhiều trong phô mai lên men (đặc biệt là loại đậu tương lên men của Nhật có tên là natto) và các sản phẩm làm từ đỗ tương.

Các loại rau thuộc họ nhà cải cũng là nguồn cung cấp lượng vitamin K dồi dào. 100gr cải xoăn nấu chín sẽ cho bạn 817 microgram vitamin K, rau bina, củ cải xanh, củ cải đường, rau cải xanh cũng chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng này. Mùi tây cũng được xếp vào nhóm những thực phẩm hàng đầu cung cấp loại sinh tố quan trọng này. Chỉ 10 cành mùi tây có thể cung cấp 164 microgram vitamin K. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy nó trong lá bạc hà, húng quế và tỏi.

Không chỉ có các loại rau củ, nhiều loại hoa quả ngon và bổ dưỡng cũng chứa một hàm lượng tương đối lớn loại vitamin giúp đông máu này: Mận chứa 60 microgram, kiwi chứa khoảng 40 microgram, bơ, cà chua…

Hàm lượng vitamin K trong một số thực phẩm hàng ngày

Trọng lượng

Thực phẩm

Lượng sinh tố K

100g
100g
100g
100g
100g
100g
100g

Thịt bò
Giá đậu nành
Đậu xanh
Rau dền
Bông cải
Cải broccoli
Cà chua

110 microgram
180 microgram
300 microgram
250 microgram
2600 microgram
800 microgram
700 microgram

Mỗi ngày nam giới nên bổ sung 80mg, nữ giới cần 65mg và trẻ sơ sinh là 5mg. Các bà mẹ cần lưu ý, trẻ sơ sinh rất dễ bị thiếu hụt loại vitamin này vì trong sữa mẹ chứa rất ít và nền ruột của bé cũng chưa đủ phát triển để cung ứng vitamin K cho cơ thể. Vì thế từ sau 3 tuần tuổi, bạn có thể cho bé ăn thêm sữa ngoài để tránh tình trạng thiếu hụt vitamin K.

Bạn cũng cần lưu ý, quá nhiều vitamin K (vượt quá 65gcg/ngày) sẽ không tốt cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú. Những người vừa bị đột quỵ hoặc có hiện tượng dễ bị đông máu chỉ nên dung vitamin K khi có ý kiến của thầy thuốc.

Thảo Ly

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago