Categories: Sức khoẻ

Việt Nam nuôi được muỗi phòng Zika?

Loại muỗi Aedes aegypti nuôi thử nghiệm tại đảo Trí Nguyên, Khánh Hòa có khả năng ức chế virus Zika.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa thông tin chính thức loại muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn tự nhiên) mang tác nhân sinh học Wolbachia đang nuôi thử nghiệm tại đảo Trí Nguyên, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa không chỉ có khả năng loại trừ bệnh sốt xuất huyết mà còn có khả năng ức chế virus Zika.

Qua nghiên cứu, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết loại muỗi Aedes aegypti tự nhiên có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước có thể truyền vi rút Dengue (gây bệnh sốt xuất huyết), vi rút Chikungunya cũng như vi rút Zika khi chúng hút máu người bệnh có vi rút nêu trên.

Tuy nhiên, muỗi vằn chỉ là trung gian truyền bệnh chứ không thể làm phát sinh vi rút Zika.

Không chỉ vậy, trong một số nghiên cứu mới đây cho thấy muỗi Aedes aegypti mang tác nhân sinh học Wolbachia có khả năng ức chế sự phát triển của vi rút Chikungunya và vi rút Zika. Bởi vậy có thể sử dụng loại muỗi nuôi này để hạn chế sự phát triển của virus Zika.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, đây là một phương pháp mới có nhiều triển vọng trong phòng ngừa lây truyền Zika.

Loại muỗi Aedes aegypti nuôi thử nghiệm tại đảo Trí Nguyên, Khánh Hòa có khả năng ức chế virus Zika.

“Virus Zika và virus sốt xuất huyết cùng 1 loại muỗi truyền bệnh đó là Aedes aegypti, loại muỗi này khi không phát triển thì nó sẽ phòng chống được cả 2 bệnh. Tới đây, chúng tôi phối hợp với tỉnh, mở rộng địa bàn thử nghiệm từ đảo Trí Nguyên đưa muỗi vào đất liền để có thể triển khai ở trên đất liền. Trên cơ sở đó đánh giá, có thể nhân rộng mô hình này ra cho nhiều tỉnh, thành phố khác”, ông Long khẳng định.

Cũng liên quan đến vấn đề này, GS.TS Đặng Đức Anh- Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định: “Trước khi triển khai thí điểm tại các thực địa ở Australia và Việt Nam, các nhà khoa học hàng đầu và các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực liên quan đã tiến hành đánh giá một cách toàn diện các nguy cơ có thể xảy ra khi sử dụng phương pháp Wolbachia.

Kết luận của hội đồng đánh giá về các nguy cơ này cho thấy đây là phương pháp an toàn cho con người, động vật và môi trường”.

Hiện tại các nhà khoa học Việt Nam và Australia vẫn đang tiếp tục theo dõi, phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu. Hy vọng nghiên cứu này thành công sẽ góp phần tích cực cho công tác phòng, chống SXHD và một số bệnh lây truyền qua muỗi Aedes aegypti ở nước ta trong thời gian tới.

Hoàn Nguyễn (Tổng hợp)

Nguồn: Báo Đất Việt

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago