Categories: Tin tức

Vài mũi tiêm của thầy lang khiến 2 người sốc nhiễm trùng

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) đang điều trị cho 2 bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết, hoại tử sưng nề da do đều được thầy lang tiêm thuốc giảm đau.

Nằm điều trị tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương gần 2 tuần, anh Tuân, 43 tuổi, ở Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, không ngờ chỉ vì vài mũi tiêm mà phải nhập viện cấp cứu.

Bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: N.Phương. 

Trước đó một tuần, anh thấy đau nhức chân nên khám thầy lang ở gần nhà và được tiêm thuốc vào mặt sau mông, khoeo chân; tiêm được 4 ngày  thì có biểu hiện sốt, nóng, gai rét, kèm theo sưng nề đau vùng đùi trái, tấy đỏ, nổi phỏng nước. Anh khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết. Bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), các bác sĩ đặt catheter sau đó chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. 

Trường hợp thứ hai là anh Việt, 37 tuổi, huyện Hải An, Hải Phòng. Bệnh nhân có tiền sử thoái hóa đĩa đệm cách đây 5 năm, thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau. 5 ngày trước khi vào viện, anh được thầy lang gần nhà tiêm corticoid vào khớp gối và thắt lưng. Ngày hôm sau, vùng đùi phải sưng to, tấy đỏ nên anh đến Bệnh viện Việt Tiệp khám và được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, anh được đặt catheter tĩnh mạch phải, dùng kháng sinh, điều trị một ngày thì chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, cả 2 bệnh nhân này được thầy lang tiêm theo kiểu đau chỗ nào tiêm chỗ đấy; nhập viện trong tình trạng tỉnh, có hiện tượng hoại tử, nhiễm trùng sưng nề vùng tiêm. Bệnh tiến triển rất nhanh, khi vào viện đều tiên lượng nặng, rất may cả hai còn trẻ nên sức đề kháng tốt; sau 2 tuần điều trị sức khỏe tốt lên.  

Thực tế, nhiều người nghĩ tiêm truyền đơn giản nên lạm dụng mà không biết thao tác này nếu không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn có thể gây hậu quả khôn lường. Trên da đầy vi trùng nếu tiêm không đúng, không đảm bảo vô trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng, các vi trùng này có thể xâm nhập qua vết tiêm nhỏ như hai bệnh nhân trên. Bên cạnh đó chưa kể đến liều thuốc sử dụng không đúng. 

“Bác sĩ đông tây y, điều dưỡng đều được học về giải phẫu, kỹ thuật tiêm truyền, dược lý nên có thể sử dụng thuốc tiêm truyền. Thầy lang là những người chưa được học về giải phẫu, dược lý, tiềm truyền nên động tác tự động tiêm rất nguy hiểm, thậm chí có thể tiêm vào vùng nguy hiểm”, bác sĩ Cấp nói.  

Trước đó, tại khoa thi thoảng vẫn gặp một vài trường hợp bệnh nhẹ nhưng lại nhập viện trong tình trạng nặng vì để thầy lang tiêm. Vì thế, người dân cần lưu ý việc tiêm truyền phải do người được đào tạo về tiêm truyền thực hiện, tránh để thầy lang chưa học dược lý, giải phẫu; lạm dụng tây y thực hiện. 

Nam Phương

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago