Categories: Sức khoẻ

Tự trồng ngải cứu – Cây thuốc quý trong nhà

Like để cập nhật tin tức mới nhất trong ngày

Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (Mông), co linh li (Thái)… Là cây quen thuộc trong dân gian, ngải cứu được sử dụng làm thuốc chữa bệnh do có tác dụng điều hòa khí huyết, an thai, đau bụng do lạnh, tăng cường sức khoẻ sau sinh…. Mỗi gia đình nên có một thùng xốp ngải cứu trong nhà, vừa ăn vừa sử dụng cho các công thức tăng cường sức khỏe.

Với kỹ thuật trồng cây ngải cứu đơn giản, mọi người có thể trồng vừa làm rau ăn, vừa làm thuốc chữa bệnh

1. Chậu cây trồng

Tùy điều kiện gia đình mà có thể sử dụng thùng xốp, chậu hoặc khay trồng. Nếu sử dụng thùng xốp thì không nên đục thủng đáy, mà nên đục lỗ ở các bên thành thùng xốp, nhằm giúp cây luôn có đủ lượng nước và phân bón.

2. Đất trồng, phân bón và cải tạo đất

Nếu trồng rau ăn lá, củ, quả thì không cần mua đất có sẵn ở các cửa hàng cây cảnh vì giá cao mà cũng chỉ trồng được 1 vài lần đầu. Đất dù có tốt đến đâu mà không bón phân, cải tạo đất thì lần sau trồng cũng không còn tốt nữa.

Do đó, nếu gia đình tự lấy được đất thì rất tốt, không tốn tiền mua, chỉ cần chú trọng làm đất và bón phân hợp lý.

Đầu tiên, đem đập nhỏ đất nhưng không quá vụn rồi phơi khô từ 10 ngày trở lên để tiêu diệt các mầm bệnh có trong đất. Để trồng cây khỏe và lên nhanh, cần một hàm lượng phân chuồng hoai như phân bò, phân cá, phân chim… bón bổ sung trước khi trồng và sau mỗi lần thu hoạch nhằm làm giàu lại đất.

Đơn giản nhất là tự ủ phân cá (mua cá phế phẩm từ ngoài chợ) để bón cho đất có đầy đủ dinh dưỡng ban đầu cho cây. Thậm chí nếu không tự làm được phân cá, có thể ngâm ủ nước tiểu + lân bột rồi pha loãng, tưới cho cây.

3. Cách trồng

Cây ngải cứu có thể trồng bằng nhiều cách như gieo hạt, trồng cây con hoặc cắm cành. Nhưng đơn giản và nhanh nhất là trồng bằng cắm cành. Chỉ cần chặt một đoạn thân cây ngải cứu khoảng 20 – 30 cm và cắm xuống đất. Chỉ sau một tháng là đã có thể thu hoạch lá ngải cứu.

4. Cách chăm sóc

Ánh sáng: Ngải cứu là cây ưa nắng, nên chọn chỗ có đủ ánh sáng (tối thiểu 6h/ngày) để trồng. 

Nước: Nhìn chung ngải cứu là cây dễ sống, không cần tưới quá nhiều nước. Tuy vậy, nên xem tình hình thời tiết để có điều chỉnh hợp lý, ngày tưới 1 hay 2 lần.

Phân bón: Với rau ăn lá, nói chung chỉ cần tưới nước và nước tiểu ngâm lân là đủ rồi. Trước khi thu hoạch ngải cứu 10 ngày thì ngừng tưới bất cứ thứ gì, trừ nước.

Trứng rán ngải cứu – một món ăn bổ dưỡng quen thuộc cho cả gia đình

Kĩ thuật trồng cây ngải cứu đơn giản là vậy, nhưng tác dụng của cây thì rất to lớn. Là một cây bản địa nên ngải cứu cũng có sức sống tốt, hầu như xanh quanh năm. Chúc các bạn thành công với một thùng cây thuốc tốt trong nhà, để cả gia đình luôn mạnh khỏe!

Phương Huyền

Nguồn : Tin Nhanh Online

Nguồn: Tinmoi

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago