Vệ tinh được phóng vào không gian từ căn cứ Tửu Tuyền đặt tại sa mạc Gobi, khu tự trị Nội Mông Trung Quốc, cho phép các nhà khoa học Trung Quốc trao đổi các tin nhắn thử nghiệm giữa Bắc Kinh và Tây Bắc Trung Quốc cũng như các địa điểm khác trên thế giới. Nếu thử nghiệm thành công, Trung Quốc sẽ có bước tiến lớn trong việc xây dựng mạng lưới toàn cầu cho phép các tin nhắn được gửi đi mà không bị can thiệp bởi các phương pháp thông thường
“Việc này sẽ thách thức hoạt động nghe lén tại các khu vực khác nhau,” Alexander Ling, trưởng điều tra tại Trung tâm Công nghệ Lượng tử Singapore, cho biết. “Rất nhiều người trên thế giới cho rằng để có một hệ thống liên lạc an toàn ở mức độ sử dụng lượng tử là cần thiết. Người dân tại Châu Âu, Mỹ đã được hưởng công nghệ này từ trước, nhưng giờ người Trung Quốc đang bắt đầu dẫn trước.
Truyền thông lượng tử sử dụng các hạt hạ nguyên tử để đảm bảo an toàn việc liên lạc giữa hai điểm. Nếu một hacker cố gắng xâm nhập vào tin nhắn nhằm thay đổi nội dung tin nhắn thì một cảnh báo sẽ được gửi tới người gửi và tin nhắn sẽ lập tức bị xoá hoặc thay thế. Các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc gửi các tin nhắn dạng này qua đường bộ. Nhưng một mạng lưới vệ tinh sẽ khả thi hoá để gửi các tin nhắn được mã hoá một cách nhanh chóng cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển của các công nghệ tiềm năng trong tương lai.
An ninh mạng đã trở thành quan tâm hàng đầu của Trung Quốc trong những năm gần đây, cũng như thực hiện các chính sách nhằm hạn chế nhập khẩu công nghệ từ Hoa Kỳ kể từ khi vụ việc của Edward Snowden cho biết Hoa Kỳ đã và đang thực hiện các vụ giám sát công cộng rộng rãi thông qua các thiết bị mà Hoa Kỳ xuất khẩu.
Hoa Kỳ đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc cho việc xâm nhập vào hệ thống máy tính của nước này để đánh cắp các tài liệu tối mật về thương mại và thông tin có thể gây tổn hại cho an ninh quốc gia. Trung Quốc đã bác bỏ tuyên bố cho rằng nước này đang chạy một chương trình đánh cắp thông tin được nhà nước bảo trợ và khẳng định Trung Quốc mới chính là một trong những nạn nhân của tội phạm mạng.
Tin nhắn lượng tử có thể trở thành một hàng phòng thủ quan trọng chống lại tin tặc cũng như có các ứng dụng khác nhau, như liên lạc giữa quân đội và chính phủ, hoặc thậm chí để mua sắm trực tuyến.
Ling cho biết thách thức lớn nhất, là việc có thể để định hướng các vệ tinh chính xác đến một vị trí trên Trái đất, nơi nó có thể gửi và nhận dữ liệu mà không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố nào trong bầu khí quyển của Trái đất. Các kết quả thử nghiệm của Trung Quốc sẽ được theo dõi chặt chẽ bởi các nhóm nghiên cứu khác, ông nói.
“Rất khó để xác định các vệ tinh chính xác”, Ling nói. “Khi bạn đang cố gắng để gửi một chùm ánh sáng từ một vệ tinh tương đương với 500 km (310 dặm) ở ngay trên đầu chúng ta.”
Hoi Fung Chau, giáo sư và là nhà nghiên cứu truyền thông lượng tử tại Đại học Hong Kong, cho rằng còn quá sớm để nói nếu các cuộc thử nghiệm sẽ thành công, nhưng ông hy vọng việc liên lạc sử dụng lượng tử bằng vệ tinh sẽ sớm trở thành tiêu chuẩn toàn cầu.
“Các lý thuyết đã có sẵn, công nghệ này cũng như vậy,” ông nói. “Việc hiện thực hoá chỉ còn là vấn đề thời gian.”
Hoài Anh
Theo AP
Nguồn: Báo Tầm Nhìn
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…